Một bài xã luận từ 3 nhà
nghiên cứu Đại học Cambridge lập luận rằng bất kỳ sự bất lợi từ việc đeo khẩu
trang đều bị lấn át bởi những lợi ích tiềm năng (Ảnh: Syda_Productions/Depositphotos)
Chúng ta biết rằng rất nhiều
trường hợp lây truyền virus corona trước khi người ta xuất hiện triệu chứng. Đeo
khẩu trang cơ bản là để bảo vệ những người khác cũng như cung cấp một mức độ bảo
vệ nào đó cho chính người đeo, theo đồng tác giả Babak Javid.
Tranh luận ủng hộ và phản đối
việc đeo khẩu trang đại trà là chủ đề tranh cãi nóng hổi ở Mỹ trong những tuần
vừa qua khi mà đáng chú ý CDC thay đổi khuyến cáo chung, cuối cùng đã ủng hộ
việc sử dụng khẩu trang vải rộng rãi
Thường có 3 kiểu lập luận phổ
biến chống lại việc sử dụng khẩu trang rộng rãi là không có bằng chứng khẩu
trang bảo vệ một người khỏi nhiễm virus, áp dụng đeo khẩu trang rộng rãi ngốn
nguồn lực quý giá đáng ra nên để dành cho nhân viên y tế tuyến đầu và chúng gợi
cảm nhận sai về mặt an ninh ở người đeo, dẫn tới giảm việc chấp hành nghiêm ngặt
các biện pháp vệ sinh quan trọng khác.
Bài xã luận thực tế đã dẫn một
nghiên cứu trước đó điều tra về việc sử dụng khẩu trang thực tế về việc truyền
bệnh cúm phát hiện ra rằng khẩu trang không mang lại tác dụng bảo vệ đáng kể nào.
Tuy nhiên, nhiều lập luận về đeo khẩu trang cho rằng một luận điểm để ủng hộ sử
dụng khẩu trang rộng rãi là hạn chế lây truyền từ người không biết mình bị nhiễm
bệnh thay vì đóng vai trò là một biện pháp bảo vệ cho các đối tượng khỏe mạnh.
Nhóm cũng chỉ rõ khẩu trang dành
cho y tế cần phải để dành cho nhân viên y tế. Còn khẩu trang vải bình thường có
ích lợi đến đâu? Nghiên cứu cho thấy dù thiếu bằng chứng đáng tin cậy nhưng một
số dữ liệu gợi ý khẩu trang vải có kẽ đạt hiệu quả thấp hơn không đáng kể (15%)
so với khẩu trang y tế trong việc ngăn phát tán các hạt virus và hiệu quả gấp 5
lần so với việc không đeo khẩu trang. Do đó đeo khẩu trang vải vẫn tốt hơn là
không đeo gì.
Do đó nếu ít ra khẩu trang vải
có thể giảm thiểu các hạt virus lây truyền thì tại sao lại không có có một
khuyến cáo chúng được chấp thuận? Vì công chúng nói chúng cẫn chưa thể biết được
ác sử dụng khẩu trang một cách an toàn và một số chuyên gia bao gồm cả WHO cho
rằng việc đó còn lợi bất cập hại.
“Công chúng chưa được huấn luyện
có thể được nhìn thấy qua truyền hình liên tục chạm vào và điều chỉnh lại khẩu
trang, làm nhiễm khuẩn tay và có nguy cơ tiếp xúc với mắt. Thực tế đeo khẩu
trang chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn không đồng thời bảo vệ mắt, là một đường xâm
nhập virus đã được biết đến vì các chuyên gia y tế thực tế thường đeo kính bảo
hộ hoặc mủ trùm kín mặt”, William Keevil từ Đại học Southhampton cho biết.
Theo một chuyên gia chăm sóc khỏe
cơ bản từ Đại học Oxford thì lập luận này dường như đánh giá thấp khả năng của
công chúng nói chung trong việc học cách sử dụng khẩu trang đúng cách.
“Một cách lập luận chống lại
chúng dường như là công không thể đủ tin tưởng để tuân thủ các hướng dẫn về các
chỉnh và đeo khẩu trang đúng cách, điều hơi trịch thượng trong bối cảnh hiện tại.
Một lập luận ủng hộ khẩu trang là rằng mọi người có thể có động lực cao để học
các kỹ thuật phù hợp để đeo khẩu trang đúng cách”, Trish Greenhalgh cho biết.
Nhóm nghiên cứu Đại học
Cambridge ủng hộ điểm này trong bài xã luận trong khi lập luận cảm nhận sai về
an ninh thì bất hợp lý, đó thực sự là vấn đề giáo dục công chúng nói chúng về
cách sử dụng khẩu trang vải đúng cách và an toàn.
Các tác giả cũng chỉ ra tác dụng
tâm lý rộng của việc đeo khẩu trang rộng rãi. Cái nhìn lướt qua công chúng đang
đeo khẩu trang đóng vai trò là lời nhắc nhở thị giác đáng giá về đại dịch.
“Vì khi chúng ta chuẩn bị bước
vào một sự bình thường mới, đeo khẩu trang nơi công cộng có thể trở thành hình
ảnh của hành động thống nhất để chống lại mối đe dọa chung này và củng cố tầm
quan trọng của các biện pháp giãn cách xã hội”, đồng tác giả Nicholas Metheson
kết luận.
Mike (New Atlas)