Giáo sư William Chen (ở
giữa) cầm một tấm polime chitin được sản xuất bằng một quy trình lên
men mới (Ảnh: Đại học công nghệ Nanyang)
Chitin (và chất dẫn xuất của
nó, chitosan) đã được chú ý rất nhiều trong những năm gần đây. Ngoài
những đặc tính khác, nó có thể tự phân hủy, tương thích sinh học và
giúp tái sử dụng được rác thực phẩm mà nếu không sẽ bị đổ ra bãi
rác. Các nhà nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vật liệu có thể sử dụng
trong những thứ như bao gói thực phẩm tự phân hủy, vải băng vết thương
và thậm chí là sơn xe hơi tự liền.
Thông thường, chitin được
chiết xuất từ vỏ giáp xác thông qua một quy trình xử lý axít. Tuy
nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học công nghệ Nanyang của
Singapore, phương pháp này đắt đỏ, ngốn điện năng và có thể sinh ra
sản phẩm rác độc hại có nguy cơ rò rỉ vào nguồn nước.
Đi tìm một phương pháp thay
thế “xanh” hơn, các nhà nghiên cứu đã thử kết hợp vỏ tôm với nhiều
loại vi khuẩn và rác trái cây khác nhau. Ý tưởng là glucose từ trái
cây sẽ tăng tốc quy trình lên men, phân hủy hóa học vỏ cứng để chitin
có thể dễ dàng chiết xuất. Tổng số 10 loại rác trái cây khác nhau đã
được sử dụng, bao gồm bã nho, vỏ táo, vỏ xoài, cùi dứa và vỏ chuối.
Kỹ thuật này đã chứng tỏ
hiệu quả cao và sau khi phân tíchchitin thu được, các nhà nghiên cứu
phát hiện nó có chỉ số kết tinh (một phép đo độ tinh khiết) 98.16%.
Trái lại, các mẫu chitin khai thác theo cách truyền thống chỉ đạt chỉ
số 87.56%.
“Nghiên cứu của chúng tôi
không chỉ dẫn tới loại chitin chất lượng cao hơn mà còn mang lại một
quy trình bền vững và thân thiện môi trường hơn. Tuy nhiều loại rác
trái cây khác nhau cũng cho ra kết quả tốt nhưng đường từ bã nho có
hiệu năng cao nhất. Đây cũng là một phương pháp có hiệu quả kinh tế
trên quy mô công nghiệp, một điểm có khả năng thu hút sự quan tâm của
nhà máy rượu vang đang xem xét tiết giảm và tái sử dụng rác thải
sản xuất”, nhà khoa học dẫn đầu, Giáo sư William Chen chia sẻ.
LH (Đại học công nghệ
Nanyang)