Công nghệ
nhắm vào việc sử dụng trên các đồ vật như tay nắm cửa tại bệnh viện
(Ảnh: ArturVerkhovetskiy/Depositphotos)
Các nhà khoa học tại Viện
công nghệ Queensland của Úc bắt đầu bằng cách cho các đĩa hợp kim nhôm
6063 thông thường tiếp xúc với natri hyđrôxit (nước xút) trong 3 giờ
đồng hồ. Làm như vậy sẽ biến đổi bề mặt trơn bóng của kim loại ở
cấp độ hiển vi, khắc một loạt các rãnh lên đó. Bề mặt cũng trở nên
ưa nước, nghĩa là nó sẽ hút nước.
Khi virus và vi khuẩn được
đặt lên bề mặt nhôm đã qua xử lý, chúng bị hút vào các rãnh nhỏ.
Điều này khiến màng ngoài của vi sinh vật võng xuống giữa rãnh và
bị rách toạc, tiêu diệt chúng một cách hiệu quả. Cánh của một số
loài con trùng cũng vô hiệu hóa vi khuẩn theo cách tương tự.
Hầu hết các vi khuẩn bị
loại bỏ trong 3 tiếng đồng hồ tiếp xúc trong khi số lượng virus hô hấp
phổ biến giảm xuống đáng kể trong vòng 2 giờ. Các số liệu này vẫn
tốt hơn đáng kể so với số liệu trên bề mặt nhựa hoặc nhôm trơn. Thực
tế, thậm chí sau khi thử nghiệm độ mài mòn giả lập mà có thể xuất
hiện trong môi trường bệnh viện theo thời gian, các đĩa được xử lý
vẫn duy trì hiệu quả diệt khuẩn.
Các nhà khoa học tin rằng
công nghệ có thể được áp dụng cho các bề mặt hay tiếp xúc trong
những môi trường công cộng, đông đúc khác như tàu du lịch hay sân bay.
LH (New Atlas)