Có evasin
trong chú bọ ve này (Ảnh: sasel77/Depositphotos)
Khi một con bọ ve đốt, nó
tiết ra một loại protein có tên evasin trong nước bọt. Protein này liên
kết với các phân tử trong dòng máu động vật chủ có tên chemokine.
Thông thường, khi có vết thương như bị côn trùng đốt, các phân tử này
kích hoạt một phản ứng miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến các tế
bào bạch huyết tập trung di chuyển đến vị trí vết thương, biến thành
viêm nhiễm. Mặc dù vậy, bằng cách liên kết với chemokine, evasin ngăn
điều đó xảy ra. Kết quả là bọ ve vẫn tiếp tục hút máu mà vật chủ
không hề hay biết.
Vì evasin thực sự ức chế
phản ứng miễn dịch mà đôi khi chính phản ứng đó lại có hại nên các
nhà khoa học trước đây đã từng xem xét sử dụng evasin trong dược phẩm.
Tuy vậy, tách protein ra khỏi nước bọt bọ ve là công việc đầy thách
thức vì cần phải thiết kế một phương pháp để khai thác chúng với
khối lượng lớn.
Thay vào đó, các nhà khoa
học từ Đại học Sydney của Australia vừa thành công trong việc tổng hợp
protein này từ con số 0. Ngoài ra, nghiên cứu sinh tiến sĩ Charlotte
Frank vừa khám phá ra rằng các phân tử sunfat liên kết với evasin sản
sinh tự nhiên làm cho chúng liên kết với chemokine cực kỳ hiệu quả.
Do đó, người ta hy vọng rằng
evasin tổng hợp được kích thích bởi sunfat rốt cuộc có thể được sử
dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, thậm chí có thể bao gồm cả
bệnh COVID-19 vốn gây viêm nhiễm phổi.
“Chúng tôi hiện đang cố gắng
tạo ra các phân tử evasin sunfat hóa để khiến chúng hiệu quả hơn và
ổn định hơn trong máu. Sau đó, chúng tôi có thể thăm dò mức độ hiệu
quả của chúng đối với một loạt các tình trạng viêm nhiễm lâm sàng”,
Frank chi sẻ.
LH (Đại học Sydney)