Có nguồn gốc từ
hoa bia, các hợp chất có tên thiol giúp mang lại cho bia mùi hương trái cây dễ
chịu (Ảnh: elnariz/Depositphotos)
Mặc dù các loại bia sử dụng hoa
bia như bia tươi chứa hàm lượng thiol tương đối nhỏ nhưng các hợp chất này vẫn
có ảnh hưởng rõ rệt đối với hương thơm của bia. Dù vậy, vì hàm lượng thiol quá
thấp nên việc xác định và đo lường chúng khá khó. Các quy trình kiểm tra hiện có
rất phức tạp và thậm chí không hẳn lúc nào cũng thực sự chính xác. Ngoài ra, một
số quy trình còn đòi hỏi phải bổ sung thuốc thử gốc thủy ngân độc hại vào mẫu
bia.
Thiol cũng có trong rượu vang với
hàm lượng lớn hơn. Người buôn rượu đo hàm lượng thiol bằng tấm polyme được phủ
tráng đặc biệt được đặt trong không khí bên trên các mẫu rượu. Chúng sẽ chuyển
đổi thiol dưới dạng aerosol thành các hợp chất dễ định lượng hơn. Không may, thủ
tục này không có tác dụng đối với bia vì hàm lượng thiol thấp hơn nhiều.
Các nhà khoa học từ Viện nghiên
cứu phân tích bia và đồ uống của Đức nay vừa sửa đổi một kỹ thuật phân tích
rượu để dùng cho bia bằng cách chuyển đổi thiol aerosol hóa hành các hợp chất có
độ nhạy phân tích cao hơn nhiều so với trước đây. Điều này có nghĩa rằng các hợp
chất đó dễ dò và đo lường hơn thông qua phép đo khối phổ song song.
Trong khi thử nghiệm quy trình,
các nhà khoa học đã phân tích 13 loại bia có dùng hoa bia từ nhiều nước khác
nhau. Trong tất cả các trường hợp, hàm lượng thiol dò được tương đương với hàm
lượng thu được bằng các phương pháp phức tạp, ngốn thời gian khác.
HA (Hiệp hội hóa học Mỹ)