Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Chất xúc tác mới chuyển đổi rác nhựa thông thường thành nhiên liệu và sáp   07-01-2021
Nhựa rất hữu ích trong cuộc sống hằng ngày nhưng vật liệu này lại khó tái chế, nghĩa là cuối phần lớn rác nhựa đi ra bãi rác hoặc làm ô nhiễm môi trường. Nay các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản vừa sử dụng một chất xúc tác mới để tái chế nhựa thông thường thành các sản phẩm hữu ích như nhiên liệu và sáp.


Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản vừa phát triển được một loại chất xúc tác có thể giúp tái chế rác nhựa thành sản phẩm mới dễ dàng hơn (Ảnh: gavran333/Depositphotos)

Theo thiết kế, nhựa là cực bền với phản ứng hóa học. Điều này khiến chúng rất phù hợp để làm chai lọ chứa hóa chất nhưng mặt trái là nó khiến chúng khó phân hủy khi cần vứt bỏ. Chẳng hạn, các quy trình tái chế nhiệt đòi hỏi nhiệt độ từ 300 °C đến 900 °C, mức nhiệt rõ ràng tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

Do đó, với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tohoku và Đại học thành phố Osaka đã tiến hành tìm một chất xúc tác mới có thể phân giải nhựa ở nhiệt độ thấp hơn.

Nhóm phát hiện ra rằng kết hợp ruteni và xeri ô xít đạt hiệu quả cao nhất, tạo ra một chất xúc tác có khả năng tái chế nhựa PP chỉ ở mức nhiệt độ 200 °C.

“Phương pháp của chúng tôi đóng vai trò là một chất xúc tác không đồng nhất hiệu quả và tái sử dụng được, có hoạt tính cao hơn các chất xúc tác hỗ trợ kim loại khác, thậm chí hoạt động được dưới điều kiện phản ứng nhẹ. Hơn nữa, túi nhựa và nhựa thải có thể được chuyển đổi thành các hóa chất giá trị với sản lượng cao”, đồng tác giả Masazumi Tamura và Keiichi Tomishigecho biết.

Các nhà nghiên cứu cho hay họ có thể chuyển đổi khoảng 92% nhựa thải thành vật liệu hữu ích. Đến 77% khối lượng đó có thể biến thành nhiên liệu lỏng trong khi 15% có thể chuyển đổi thành sáp, giúp việc tái chế nhựa trở thành viễn cảnh khả thi hơn.

Đây không phải là phương pháp tái chế nhựa duy nhất sắp sửa xuất hiện. Cách đầy vài tuần, một nhóm từ UC Berkeley vừa báo cáo một quy trình mới biến polyethylene thành một loại keo dính mới trong khi những phương pháp khác thiết kế nhựa mới từ đầu có thể dễ tái chế hơn.

HA (Đại học thành phố Osaka) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập