Phó giáo sư
Sung Il Park với nguyên mẫu thiết bị cấy ghép (Ảnh: Matthew Linguist, Texas A&M
Engineering)
Được phát triển tại Đại học Texas
A&M bởi một nhóm do PGS. Sung Il Park dẫn đầu, thiết bị “hình mái chèo” này dài
khoảng 1 cm. Thiết bị có các đèn microLED ở đầu mút linh hoạt, cùng với một ăng-ten
lá kim loại và các vi chip đặc biệt ở phần đế. Cơ cấu này cho phép thiết bị nhận
sóng vô tuyến đến, được chuyển đổi thành dòng điện cung cấp năng lượng cho đèn
LED.
Theo mô tả thì đây là một thủ tục
tương đối đơn giản, thiết bị cấy ghép được phẫu thuật đưa ghép vào dạ dày, nơi
nó được đặt cạnh các đầu mút dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này cho phép
não giao tiếp với các cơ quan khác nhau, bao gồm cả dạ dày.
Khi một máy phát bên ngoài phát
ra tín hiệu vô tuyến có tần số thích hợp, thiết bị cấy ghép sẽ nhận sóng vô
tuyến, làm cho đèn microLED phát sáng. Ánh sáng tiến hành kích thích các đầu dây
thần kinh, gửi tín hiệu đến não tạo ra cảm giác “no”. Kết quả là bệnh nhân không
cảm thấy đói nên sẽ ăn ít hơn.
Và mặc dù đã có những thiết bị
cấy ghép khác mang lại cho bệnh nhân cảm giác no bằng cách kích thích dây thần
kinh phế vị nhưng chúng lại giống máy trợ tim hơn vì chúng có dây dẫn nối một
nguồn điện đi kèm. Vì thiết bị mới được cấp nguồn bên ngoài nên nó nhỏ hơn nhiều
và do đó dễ cấy ghép hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học
Wisconsin-Madison đã phát triển một thiết bị cấy ghép không dùng pin hoạt động
nhờ nhu động của dạ dày.
Công nghệ của Texas A&M cho đến
nay đã được thử nghiệm thành công trên chuột.
Lý Huỳnh (Đại học Texas A&M)