Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Tạo ra vật liệu lót đường bền hơn sử dụng khẩu trang tái chế   05-02-2021
Các nhà khoa học tại Đại học RMIT của Úc vẫn liên tục nghĩ ra những cách để xử lý chất thải thu gom được như tàn thuốc, lốp xe cũ và mảnh vỡ xây dựng thành vật liệu lót đường có hiệu suất cao. Nỗ lực mới nhất của họ cũng có sự liên quan nhất định khi thế giới đang vật lộn với năm thứ 2 của đại dịch coronavirus, với việc các nhà nghiên cứu sử dụng khẩu trang cắt nhỏ trong vật liệu lót đường mà họ cho là có một số lợi thế kỹ thuật độc đáo.


Một mẫu vật liệu lót đường được tạo ra với sự hỗ trợ của khẩu trang y tế (Ảnh: Đại học RMIT)

Theo nhóm nghiên cứu, khoảng 6,8 tỷ chiếc khẩu trang dùng một lần đang được sử dụng trên khắp thế giới mỗi ngày, tạo ra một lượng rác thải rất lớn. Các nhà khoa học đã tìm cách tận dụng lượng chất thải này bằng cách xử lý nó thành thứ được gọi là cốt liệu bê tông tái chế (RCA), được làm từ mảnh vỡ xây dựng đã qua xử lý và thường dùng làm các lớp tạo thành mặt đường.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các công thức RCA khác nhau với hàm lượng khẩu trang khác nhau vốn được tạo thành từ các lớp nhựa không dệt. Hỗn hợp lý tưởng được phát hiện là 1% khẩu trang cắt nhỏ và 99% RCA, cho thấy đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật dân dụng bắt buộc để sử dụng làm 3 lớp nền đường. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng việc bổ sung vật liệu khẩu trang đã cải thiện độ dẻo và tính linh hoạt của hỗn hợp RCA.

“Nghiên cứu ban đầu này đã xem xét tính khả thi của việc tái chế khẩu trang dùng một lần vào vật liệu làm đường và chúng tôi rất vui khi thấy nó không chỉ hiệu quả mà còn mang lại những lợi ích kỹ thuật thực sự. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ mở ra cánh cửa cho các nghiên cứu sâu hơn, thông qua các cách quản lý rủi ro sức khỏe và an toàn trên quy mô lớn và điều tra xem liệu các dạng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) khác có phù hợp để tái chế hay không”, đồng tác giả, Tiến sĩ Mohammad Saberian cho biết.

Các nhà khoa học cho biết nếu vật liệu mới của họ được sử dụng để xây dựng một đoạn đường 2 làn xe dài 1 km, sẽ cần khoảng 3 triệu chiếc khẩu trang và giảm được 93 tấn rác đổ ra bãi rác. Rõ ràng, khâu hậu cần của việc thu gom những chiếc khẩu trang này và biến chúng thành vật liệu lót đường là một thách thức hoàn toàn khác nhưng nhóm nghiên cứu hy vọng nghiên cứu của họ có thể giúp truyền cảm hứng cho sự thay đổi trong cách chúng ta nhìn nhận về hậu quả môi trường của đại dịch.

“Chúng tôi biết rằng ngay cả khi những chiếc khẩu trang này được xử lý đúng cách, chúng rốt cuộc cũng được đem ra bãi rác hoặc thiêu hủy. Đại dịch COVID-19 không chỉ tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu mà còn có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nếu chúng ta có thể đưa tư duy kinh tế vòng tròn vào vấn đề rác thải khổng lồ này, chúng ta có thể phát triển các giải pháp thông minh và bền vững mà chúng ta cần”, Giáo sư Jie Li, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu chia sẻ.

LH (Đại học RMIT)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập