Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Sử dụng laser và sóng xung kích plasma để đo độ chín của trái cây   05-03-2021
Đánh giá độ chín của một loại trái cây có thể là một quy trình khó khăn với tất cả mọi người, từ nông dân đến khách mua hàng. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Shibaura (SIT) của Nhật vừa phát triển một phương pháp công nghệ cao mới để kiểm tra mà không cần nắn bóp hay làm hỏng các loại trái cây mềm như xoài. Tất cả những gì họ cần là một tia laser và sóng xung kích plasma.


Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản vừa phát triển được một phương pháp không tiếp xúc để đo độ chín của các loại trái cây mền như xoài (Ảnh: elxeneize/Depositphotos)

Đánh giá độ chín của một loại trái cây có thể là một quy trình khó khăn với tất cả mọi người, từ nông dân đến khách mua hàng. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Shibaura (SIT) của Nhật vừa phát triển một phương pháp công nghệ cao mới để kiểm tra mà không cần nắn bóp hay làm hỏng các loại trái cây mềm như xoài. Tất cả những gì họ cần là một tia laser và sóng xung kích plasma.

Độ cứng là một trong những chỉ số đáng tin cậy nhất để đánh giá tình trạng chín của trái cây nhưng sẽ tốn nhiều thời gian (chưa kể đến vấn đề vệ sinh) nếu mọi người cầm tay nắn thử suốt chuỗi cung ứng. Thêm vào đó, trái mềm còn có thể bị dập nát do xử lý và chịu áp lực tác động liên tục.

Do đó, nhóm nghiên cứu mới quyết tâm tìm ra một phương pháp không tiếp xúc để đo độ chín. Nhóm sử dụng một tia laser cường độ cao để tạo ra một bong bóng plasma gần bề mặt của xoài. Khi vỡ, bong bóng plasma tạo ra các sóng xung kích, truyền rung động xuyên qua trái. Sau đó, một công cụ được gọi là máy đo độ rung Doppler laser (LDV) để đo những rung động đó và suy ra độ cứng của trái cây và qua đó biết được độ chín.

Các phương pháp tương tự trước đây đã được sử dụng để kiểm tra độ chín của trái bơ chẳng hạn nhưng phương pháp này liên quan đến việc tác động cơ học vào trái, vốn không phù hợp đối với quả chín mềm hơn như xoài.

Các nhà nghiên cứu của SIT trước đây đã sử dụng phương pháp plasma này trên táo nhưng một lần nữa, phương pháp này không hoạt động trên trái cây mềm vì chúng không tạo ra dạng rung động phù hợp. Đối với nghiên cứu mới này, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng sóng xung kích plasma có thể tạo ra một loại rung động gọi là sóng Rayleigh vốn chỉ truyền đi trên bề mặt.

Các thử nghiệm cho thấy rằng những sóng Rayleigh này vẫn có thể chỉ ra độ cứng và độ chín với sự trợ giúp của LDV. Kết quả rõ ràng hơn khi các sóng được bắn xung quanh “đường xích đạo” của trái xoài, thay vì dọc theo trục thẳng đứng. Điều này có vẻ do có các hạt ở phần trung tâm.

Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng các số đo này có thể bị sai lệch do chỗ hỗng bên trong thịt trái hoặc do hư hỏng. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ tiếp tục tìm cách giải quyết các vấn đề này bằng cách nhắm vào các bộ phận khác nhau của trái và hy vọng sẽ mở rộng áp dụng phương pháp này cho các loại quả mềm khác. Các phương pháp không tiếp xúc khác để đo độ chín bao gồm cảm biến và “mũi điện tử” cầm tay có thể dò các hợp chất cụ thể mà trái cây tiết ra khi chín.

LH (New Atlas)​ 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập