Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Sử dụng cần sa có liên quan đến đau đầu tái phát ở người bị chứng đau nửa đầu   08-03-2021
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trường Y khoa Đại học Stanford cho thấy việc sử dụng cần sa có thể dẫn đến tỷ lệ “đau đầu tái phát” cao hơn ở những người bị chứng đau nửa đầu. Nghiên cứu chỉ mang tính chất quan sát và hồi tưởng nhưng nó bổ sung thêm phát hiện nữa đặt ra câu hỏi rằng cần sa có ích lợi như thế nào đối với bệnh nhân đau nửa đầu mãn tính.


Nghiên cứu quan sát cho thấy có mối liên hệ giữa sử dụng cần sa và đau đầu do sử dụng thuốc quá mức (Ảnh: sangoiri/Depositphotos)

Các nhà nghiên cứu tập trung vào một tình trạng cụ thể được gọi là đau đầu do lạm dụng thuốc. Đây là những cơn đau đầu có liên quan đến việc sử dụng kinh niên thuốc giảm đau nửa đầu. Tình trạng này được gọi một cách không chính thức hơn là đau đầu tái phát vì những cơn đau đầu thường trở lại ngay sau khi thuốc hết tác dụng.

Nghiên cứu mới đã xem xét dữ liệu dọc hồi tưởng từ 368 người bị chứng đau nửa đầu mãn tính. Hơn một nửa được chẩn đoán mắc chứng đau đầu do lạm dụng thuốc. Những người sử dụng cần sa có nguy cơ bị đau đầu tái phát cao gấp 6 lần.

“Nhiều người bị chứng đau nửa đầu mãn tính đã tự dùng cần sa và có một số bằng chứng cho thấy cần sa có thể giúp điều trị các loại cơn đau mãn tính khác. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra rằng những người đang sử dụng cần sa có tỷ lệ mắc chứng đau đầu do lạm dụng thuốc hoặc đau đầu tái phát cao hơn đáng kể so với những người không sử dụng cần sa”, Niushen Zhang, một trong số các nhà nghiên cứu tham gia dự án cho biết.

Các nhà nghiên cứu thận trọng lưu ý rằng nghiên cứu này không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về việc sử dụng cần sa là một yếu tố nhân quả gây ra chứng đau đầu do lạm dụng thuốc. Đây chỉ là một nghiên cứu quan sát về mối tương quan của 2 yếu tố và cần có thêm các công trình lâm sàng trực tiếp hơn để hiểu mối liên hệ nhân quả.

Điều quan trọng là cũng chưa có thông tin về cách các đối tượng đã sử dụng cần sa. Trao đổi với trang Healthline, Dustin Suluk, chủ của một công ty cần sa y tế cho biết chứng đau đầu tái phát có thể phổ biến hơn ở những đối tượng hút cần sa.

“Đối với chứng đau đầu mãn tính đặc biệt và chứng đau nửa đầu thường xuyên hơn, phương pháp tốt nhất là hít cần sa để ngăn ngừa đau đầu và duy trì hít cần sa chỉ để thoát khỏi những cơn đau nghiêm trọng hơn,” Suluk cho biết.

Các nhà nghiên cứu Đại học Stanford đứng sau cuộc điều tra mới này ghi nhận mối quan hệ giữa việc sử dụng cần sa và chứng đau đầu tái phát nổi bật hơn ở những đối tượng cũng đang sử dụng opioid để kiểm soát chứng đau nửa đầu. Vì cả cần sa và opioid đều ảnh hưởng đến vùng não liên quan đến chứng đau nửa đầu nên giả thuyết hợp lý là ngừng sử dụng cần sa và opioid có khả năng giúp ích cho những người bị đau đầu do lạm dụng thuốc (MOH).

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Mối tương quan 2 chiều cần sa-opioid đã được quan sát thấy, nghĩa là sử dụng loại này làm gia tăng việc sử dụng loại kia. Có lẽ khuyến cáo bệnh nhân đau nửa đầu mãn tính bị MOH giảm sử dụng cần sa để điều trị MOH hiệu quả có lẽ sẽ có ích”.

 LH (Học viện Thần kinh Hoa Kỳ) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập