Công nghệ có
thể được sử dụng tại các quầy hàng để kiểm tra tại chỗ các lô hàng rau củ (Ảnh:
Alexis84/Depositphotos)
Được phát triển bởi các nhà
nghiên cứu từ Đại học ITMO (Nga), Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Rovira i
Virgili (Tây Ban Nha), công nghệ được mô tả chi tiết trong một bài báo đăng trên
tạp chí Nanoscale.
Quá trình sản xuất bắt đầu bằng
cách kết hợp bạc nitrate (nghe có vẻ đắt nhưng thực ra không phải vậy) và hợp
chất hữu cơ melamine, sau đó bổ sung hỗn hợp vào đĩa Petri có chứa một lớp nền
gel thạch. Bạc nitrate phản ứng với các thành phần khác, hình thành tinh thể.
Khi tiếp xúc với ánh sáng, chúng sẽ phân hủy tạo thành các hạt nano bạc.
Mọi thứ sau đó được làm khô, tạo
thành một lớp màng nhẹ và dẻo. Khi lớp màng đó được đặt trên miếng trái cây và
làm ướt bằng cồn, melamine sẽ hút vào bất kỳ phân tử thuốc trừ sâu nào có trên
vỏ trái cây.
Bằng cách sử dụng máy quang phổ
kế cầm tay, một nhân viên siêu thị có thể kiểm tra cách thức phản xạ ánh sáng
của các hạt nano bạc trong màng. Một phản ứng quang học dễ nhận biết sẽ xảy ra
nếu có bất kỳ thành phần thuốc trừ sâu nào trong mẫu.
“Chúng tôi đã so sánh ngưỡng phát
hiện của cảm biến với các thiết bị cổ điển như sắc ký, phân cực, đo điện áp và
các phương pháp khác để dò tìm thuốc trừ sâu. Phương pháp của chúng tôi rẻ hơn,
nhanh hơn và cơ động hơn”, chủ nghiệm dự án, nghiên cứu sinh tiến sĩ Anastasia
Nenashkina của ITMO cho biết.
LH (Đại học ITMO)