Các nhà khoa
học đã chiết xuất sắc tố từ cùi bắp tím (bên phải) để làm chất bổ sung và nhuộm
vải (phía trên bên trái) và thử nghiệm phần xác còn lại (phía dưới bên trái) làm
chất độn chuồng mèo (Ảnh: Patrizia De Nisi)
Cả hạt và cùi bắp tím đều chứa
một loại sắc tố có tên là anthocyanin mà khi ăn vào có thể giúp giảm nguy cơ
phát triển bệnh tim mạch và tiểu đường.
Tất nhiên, người ta thường ăn hạt
còn sắc tố có trong cùi thường bị vứt đi. Các nhà khoa học trước đây đã thử
chiết xuất anthocyanin từ cùi bắp nhưng quá trình này thường liên quan đến việc
sử dụng các dung môi mạnh. Dẫn dắt bởi Fabrizio Adani, Roberto Pilu và Patrizia
De Nisi, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Milan đã tiến hành tìm ra một phương
pháp hiệu quả hơn và ít độc hại hơn.
Họ bắt đầu bằng cách phát triển
một giống bắp tím mới và tách phần hạt. Là một phần của kỹ thuật lọc sinh học
“nhanh và rẻ”, cùi bắp khô còn sót lại được xay nhỏ, trộn với nước và đun nóng.
Làm như vậy sẽ loại bỏ 36% hàm lượng sắc tố của cùi và được sử dụng thành công
để nhuộm len và vải bông.
Trong bước tiếp theo của quy
trình, một hỗn hợp ethanol được sử dụng để chiết xuất thêm 33% sắc tố, được cho
là có các đặc tính chống ôxy hóa và kháng viêm khi được bổ sung vào các tế bào
trong đĩa petri. Do đó, các nhà khoa học tin rằng sắc tố này có thể được sử dụng
trong thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng.
Cuối cùng, như một phần thưởng bổ
sung, vì phần anthocyanin còn sót lại trong vật liệu được phát hiện là có đặc
tính kháng khuẩn nên phần rác cùi bắp còn lại có thể sử dụng trong chất độn
chuồng để diệt khuẩn và giảm mùi hôi.
LH (New Atlas)