Nghiên cứu hình
ảnh thần kinh phát hiện ra rằng khứu giác chúng ta có sự liên kết trực tiếp đặc
thù với vùng não hippocampus, không giống với các giác quan khác (Ảnh: nejron/Depositphotos)
Mối quan hệ sâu sắc giữa trí nhớ
và khứu giác sẽ không có gì ngạc nhiên đối với bất kỳ ai. Cách một mùi nhất định
có thể gợi lên một hồi tưởng hoài cổ không hề giống bất kỳ ký ức giác quan nào
khác.
Bản chất độc đáo của hiện tượng
này được gọi một cách không chính thức là hiệu ứng Proust. Đầu thế kỷ 20, nhà
văn nổi tiếng người Pháp Marcel Proust đã chấp bút một loạt truyện kinh điển có
tựa đề “Đi tìm thời gian đã mất”. Một giai thoại đã mô tả cách mà một ký ức tuổi
thơ sống động được kích hoạt bằng cách nhúng một chiếc bánh sò vào một tách trà
và ý tưởng về hiệu ứng Proust đã ra đời.
Chính xác cách mà hệ thống khứu
giác của chúng ta có khả năng kích hoạt ký ức cảm xúc đặt thù vẫn còn chưa rõ.
Nghiên cứu quan sát và thực nghiệm trong nhiều năm đã xác nhận cách mới lạ mà
mùi có thể gợi lại ký ức này. Và các nhà khoa học thần kinh đã ngày càng hiểu
được rằng hệ thống khứu giác của con người có mối liên hệ trực tiếp với vùng não
hippocampus.
Đây là nghiên cứu đầu tiên so
sánh chính xác các đường dẫn chức năng kết nối các hệ thống giác quan khác nhau
của con người với vùng não hippocampus. Những phát hiện nổi bật này cho thấy các
đường dẫn khứu giác của chúng ta kết nối mạnh mẽ với hippocampus hơn bất kỳ giác
quan nào khác.
Điều tra chính của dự án
Christina Zelano từ Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern cho rằng
vào một thời điểm nào đó trong lịch sử xa xôi của chúng ta, khi não bộ đang tiến
hóa, tất cả các đường dẫn cảm giác thần kinh khác đều được định tuyến đến các
vùng não khác nhau. Nhưng vì lý do nào đó mà hệ thống khứu giác của chúng ta vẫn
giữ được kết nối trực tiếp với vùng hippocampus.
“Trong quá trình tiến hóa, con
người đã trải qua sự mở rộng sâu sắc của tân vỏ não giúp tổ chức lại khả năng
truy cập vào các lưới mạng trí nhớ. Thị giác, thính giác và xúc giác đều được
tái định tuyến trong não khi tân vỏ não mở rộng, kết nối với vùng não
hippocampus thông qua vỏ não liên kết trung gian thay vì trực tiếp. Dữ liệu của
chúng tôi cho thấy khứu giác không trải qua quá trình tái định tuyến này và thay
vào đó vẫn giữ khả năng truy cập trực tiếp vào hippocampus”, Zelano giải thích.
Với bản chất học thuật lôi cuốn
của phát hiện mới, Zelano cho rằng hướng nghiên cứu này khẳng định rõ ràng tầm
quan trọng của những trải nghiệm khứu giác. Nghiên cứu trước đây cũng đã phát
hiện ra mối quan hệ 2 chiều mạnh mẽ giữa khứu giác và trầm cảm.
Bệnh nhân mắc chứng thiếu máu,
giảm khứu giác dễ có dấu hiệu trầm cảm, trong khi ngược lại những người bị trầm
cảm thường có biểu hiện giảm hoạt động khứu giác. Và Zelano cho biết thêm vì mất
khứu giác là một triệu chứng chính của COVID-19 nên cần phải hiểu rõ các quá
trình khứu giác thần kinh của chúng ta có liên quan như thế nào đến nhận thức,
trí nhớ và sức khỏe.
“Dịch COVID-19 đã mang sự tái tập
trung và tính cấp bách đến lĩnh vực nghiên cứu khứu giác. Mùi là một phần sâu
sắc của ký ức và mùi kết nối chúng ta với những ký ức đặc biệt quan trọng trong
cuộc sống, thường là kết nối với những người thân yêu”, Zelano cho biết thêm.
LH (New Atlas)