Các nhà khoa
học vừa phát triển được một dạng màng cực mỏng có thể điều chỉnh độ cứng đáp
lại với một dòng điện (Ảnh: VadimVasenin/Depositphotos)
Vật liệu này được phát triển bởi
các nhà khoa học tại Đại học Johannes Gutenberg Mainz và Đại học Freiburg và họ
sử dụng sợi nano cellulose làm điểm khởi đầu. Sợi có thể được chiết xuất từ vách
tế bào của cây và vì chúng mịn hơn vi sợi được sử dụng để tạo ra giấy tiêu chuẩn
nên giấy giống thủy tinh được tạo ra hoàn toàn trong suốt, đồng thời cứng và bền.
Bằng cách cho “giấy nano” mỏng
như tấm wafer tiếp xúc với dòng điện, các nhà khoa học có thể làm nóng nó và phá
vỡ các điểm liên kết chéo trong vật liệu ở cấp độ phân tử. Điện áp càng cao,
càng nhiều liên kết chéo bị phá vỡ và vật liệu càng trở nên mềm hơn. Ngược lại,
quá trình này có thể được đảo ngược bằng cách ngắt nguồn cung cấp điện.
“Điều này thật phi thường. Tất cả
các vật liệu xung quanh chúng ta đều không có khả năng biển đổi qua lại nhiều,
chúng không dễ dàng chuyển từ cứng sang đàn hồi và ngược lại. Ở đây, với sự trợ
giúp của điện, chúng tôi có thể làm điều đó một cách đơn giản và thanh lịch”,
dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Giáo sư Andreas Walther cho biết.
Mặc dù rất ấn tượng nhưng nhóm
nghiên cứu vẫn đang tập trung cải tiến thêm cho vật liệu thích ứng của mình. Dù
hiện tại vẫn dựa vào nguồn điện bên ngoài để tạo ra dòng điện, các nhà khoa học
đang hy vọng sẽ phát triển một phiên bản có bộ lưu trữ năng lượng tích hợp. Điều
này sẽ cho phép các phản ứng được bắt đầu bên trong và không cần can thiệp thủ
công như khi vật liệu bị quá tải ở một ngưỡng nhất định và nó cần hấp thu một
phần năng lượng.
“Hiện chúng tôi vẫn phải tự bật
công tắc nhưng ước mơ của chúng tôi là hệ thống vật liệu này có thể tự thực hiện
được điều đó”, Walther cho biết thêm.
LH (New Atlas)