Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng
tăng thời gian ngủ có thể giúp giảm nạp thêm calo ở các đối tượng béo phì (Ảnh:
Depositphotos)
Một danh sách ngày càng nhiều
các nghiên cứu đã làm sáng tỏ cách thức mà mất ngủ hoặc ngủ không điều độ có thể
dẫn đến tăng cân ở người, chứng minh cách nó có thể dẫn đến những thay đổi về trao
đổi chất ở cấp độ mô và dẫn đến rối loạn chức năng trao đổi chất. Một nghiên cứu
từ tháng 10 năm ngoái cũng cho thấy trẻ sơ sinh ngủ thêm một giờ có thể giúp giảm
nguy cơ béo phì trong những tháng đầu đời như thế nào.
Trưởng nhóm nghiên cứu Esra
Tasali từ Đại học Y khoa Chicago cho biết: “Trong nhiều năm qua, chúng tôi và
những người khác đã chỉ ra rằng hạn chế ngủ có tác động điều chỉnh sự thèm ăn,
dẫn đến tăng lượng thức ăn và do đó khiến bạn có nguy cơ tăng cân theo thời
gian. Gần đây, câu hỏi mà mọi người đặt ra là “Nếu đây là điều xảy ra với chứng
mất ngủ, liệu chúng ta có thể kéo dài giấc ngủ và đảo ngược một số kết quả bất
lợi này không? ”
Nghiên cứu cũng có sự tham
gia của các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Madison và thăm dò câu hỏi này
thông qua một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với 80 người lớn. Các đối tượng thừa
cân và có thói quen ngủ ngắn, dưới 6,5 giờ mỗi đêm, một yếu tố nguy cơ được công
nhận đối với bệnh béo phì. Ý tưởng là để điều tra xem liệu việc kéo dài thời
gian ngủ của họ có thể giảm thiểu nguy cơ này hay không, với các đối tượng tham
gia một nghiên cứu kéo dài 4 tuần, trong đó 2 tuần đầu tiên được sử dụng để thu
thập thông tin cơ bản về giấc ngủ và lượng calo nạp vào.
Các đối tượng sau đó được chỉ
định ngẫu nhiên tư vấn y tế giấc ngủ để kéo dài thời gian ngủ của các đối tượng
trung bình 1,2 giờ mỗi đêm, trong khi một số đố tượng được yêu cầu tiếp tục
thói quen ngủ như thường lệ để làm nhóm đối chứng. Thử nghiệm diễn ra trong 2
tuần, trong thời gian đó, tất cả các đối tượng ngủ trên giường riêng, theo dõi
giấc ngủ bằng thiết bị đeo được hoặc được tiếp tục lối sống và chế độ ăn uống
bình thường của mình.
“Hầu hết các nghiên cứu khác
về chủ đề này trong phòng thí nghiệm đều diễn ra trong thời gian ngắn, trong
vài ngày và lượng thức ăn được đo bằng lượng thức ăn mà người tham gia tiêu thụ
từ một chế độ ăn được đề xuất. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ xử lý
giấc ngủ và để những người tham gia ăn bất cứ thứ gì họ muốn, không ghi nhật ký
thức ăn hay bất cứ thứ gì khác để tự theo dõi dinh dưỡng của người tham gia”,
Tasali cho biết.
Các nhà khoa học đã sử dụng
phương pháp được gọi là “nước gắn nhãn kép” để theo dõi chính xác mức tiêu thụ
năng lượng của các đối tượng. Kỹ thuật này được tiên phong vào những năm 1980
và liên quan đến việc uống nước mà ở đó các phân tử ôxy và hyđrô đã được thay
thế bằng các đồng vị ổn định có thể dễ dàng truy tìm khi chúng được thải ra khỏi
cơ thể, cho phép đo từng calo được đốt cháy.
Tác giả cấp cao Dale
Schoeller cho biết: “Đây được coi là tiêu chuẩn vàng để đo lường khách quan mức
tiêu thụ năng lượng hàng ngày trong môi trường thực tế, không phải phòng thí
nghiệm và nó đã thay đổi cách nghiên cứu bệnh béo phì ở người”.
Trung bình ngủ thêm 1,2 giờ
có thể dẫn đến mức tiêu thụ thức ăn của các đối tượng giảm đáng kể, với một số
người ăn ít hơn 500 calo mỗi ngày. Trung bình, việc can thiệp làm giảm trung
bình 270 calo tiêu thụ và dẫn đến sự thâm hụt calo ở những người tham gia, mặc
dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Câu hỏi vẫn chưa có lời đáp
là vì sao thời gian ngủ tăng lại dẫn tới giảm lượng calo nạp vào. Các tác giả
nghiên cứu thực sự nhấn mạnh rằng các nghiên cứu về hạn chế ngủ cho rằng thay đổi
ở các hoóc-môn điều tiết sự thèm ăn và các trung tâm tưởng thưởng trong não có
thể thúc đẩy việc ăn uống quá độ sau một giấc ngủ hạn chế. Họ hy vọng sẽ thăm
dò các cơ chế đằng sau của hiệu ứng thời gian ngủ dài hơn trong các nghiên cứu
sâu hơn.
LH (New Atlas)