Tiến sĩ Denise Hardesty của CSIRO đang khảo sát một trong những
bãi biển được đưa vào nghiên cứu (Ảnh: CSIRO)
Nghiên cứu được
thực hiện bởi một nhóm từ Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh
vượng chung của Úc (CSIRO), do Tiến sĩ Kathryn Willis dẫn đầu. Dựa trên 563 cuộc
kiểm tra thực tế vùng ven biển và phỏng vấn các nhà quản lý chất thải ở 32 thành
phố lớn, công trình tiếp nối một nghiên cứu tương tự do CSIRO thực hiện vào năm
2013.
Nhìn chung, kết
quả cho thấy trong khoảng thời gian 6 năm kể từ khi nghiên cứu trước đó, lượng
rác thải nhựa được tìm thấy trên các bãi biển của Úc đã giảm trung bình 29%.
Các nhà khoa học tin rằng mức giảm này chủ yếu là do 3 yếu tố.
Đầu tiên và
quan trọng nhất, người ta cho rằng một vai trò lớn đã được thực hiện bởi các
chương trình giúp việc cắt giảm chất thải khả thi hơn về mặt kinh tế. Các
chương trình đó bao gồm việc thu gom các vật dụng bằng nhựa ở lề đường để tái
chế.
Thứ hai, các
nhà nghiên cứu tin rằng việc tăng cường cảnh giác chống lại việc vứt rác bất hợp
pháp trên biển và phạt tiền những người hoặc nhóm vứt rác bữa bãi là một yếu tố
lớn. Và cuối cùng, các hoạt động được lên kế hoạch như các sáng kiến dọn dẹp tình
nguyện được cho là đóng một vai trò lớn.
Đáng chú ý,
người ta thấy rằng các thành phố lớn không cập nhật chiến lược quản lý chất thải,
hoặc loại bỏ ngân sách quản lý chất thải ven biển có “bờ biển bẩn hơn” đáng kể
so với những thành phố khác được khảo sát trong khoảng thời gian 6 năm.
“Mặc dù ô nhiễm
nhựa vẫn là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và chúng ta vẫn còn một chặng đường
dài phía trước, nhưng nghiên cứu này chỉ ra rằng các quyết định được đưa ra từ ở
các cấp quản lý cơ sở địa phương là rất quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm nhựa
ven biển thành công”, Willis cho biết.
Nghiên cứu mới
nhất này là một phần của Sứ mệnh xử lý rác thải nhựa lớn hơn của CSIRO, nhằm đạt
được mục tiêu giảm 80% lượng rác thải nhựa xâm nhập vào môi trường Úc vào năm
2030.
LH (New Atlas)