Bộ lọc tẩy uế thành công nước nhiễm khuẩn E. coli và
trung hòa các mầm bệnh khác một cách hiệu quả (Ảnh: Depositphotos)
Thiết bị nguyên mẫu thân phẳng
được thiết kế tại viện nghiên cứu EPFL của Thụy Sĩ do một nhóm nghiên cứu do
Giáo sư László Forró dẫn đầu. Nước đi vào qua một ống ở phía trên, chảy qua một
vật liệu composite nhiều lớp được kẹp giữa 2 tấm kính và thoát ra ngoài qua một
ống ở dưới đáy.
Vật liệu composite được cấu
thành từ các dây nano titanium dioxide đan xen với các ống nano carbon. Khi bộ
lọc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, quang phổ tia cực tím của ánh sáng đó khiến
vật liệu composite tạo ra một nhóm phân tử được gọi là các loài ôxy phản ứng
(bao gồm hyđrô perôxít, hyđrôxít và ôxy).
Các phân tử này đạt hiệu quả
cao trong việc tiêu diệt vi khuẩn và virus có hại - bộ lọc đã được thử nghiệm
thành công trên nước có chứa vi khuẩn E. coli, với kết quả cho thấy rằng nó
cũng không gặp khó khăn gì trong việc tiêu diệt các mầm bệnh khác. Trên thực
tế, người ta tin rằng công nghệ cũng có thể chứng tỏ hiệu quả trong việc loại
bỏ các chất ô nhiễm vi mô như thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc.
Cần lưu ý rằng khi được kích
hoạt bởi tia UV, các dây nano titanium dioxide tự nó có khả năng tiêu diệt vi
khuẩn. Về mặt này, thậm chí chỉ ánh sáng UV cũng có thể lọc được
nước nếu nước được đổ vào một thùng chứa trong suốt đặt dưới ánh
sáng mặt trời.
Tuy nhiên, giáo sư Forró
cho biết rằng bộ lọc của nhóm ông hiệu quả hơn nhiều. Nguyên nhân một phần là
do khả năng hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời của các ống nano carbon đã thúc
đẩy quá trình lọc. Mô hình quy mô nhỏ hiện nay có thể xử lý 2 lít nước mỗi
ngày, mặc dù con số đó sẽ tăng lên đáng kể nếu công nghệ được nâng quy mô. Thêm
một lượng nhỏ các hạt nano vàng vào vật liệu composite có thể tăng hiệu suất
của bộ lọc hơn nữa.
LH (New Atlas)