Vi tảo dạng bột được rửa sạch,
sấy khô và xử lý bằng methanol (bên trái) và một lọ dầu do tảo sản
xuất (Ảnh: Đại học Công nghệ Nanyang)
Cùng với việc được sử dụng như một loại dầu ăn ở nhiều
vùng trên thế giới, dầu
cọ còn được sử dụng như một chất phụ gia ổn định giúp giữ cho các thành phần thực
phẩm khác không bị tách rời, ngoài ra nó còn mang lại cho thực phẩm chế biến có
độ sánh mịn như kem.
Thật không may, để trồng những cây cọ để
khai thác dầu, những
diện tích rừng mưa nhiệt đới rộng lớn bị chặt phá và phát quang
liên tục. Ngoài ra, trong khi dầu không có cholesterol và có một số lợi ích sức
khỏe đã được khẳng định, nó chứa 52% chất béo bão hòa, chất có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và
các vấn đề sức khỏe tiềm tàng khác.
Trong nỗ lực giải quyết những nhược điểm này, các nhà
khoa học từ Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore và Đại học Malay của
Malaysia đã xem xét một
loại vi tảo có tên Chromochloris
zofingiensis.
Đối với nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã bổ sung axít pyruvic, một loại axít hữu
cơ có trong tất cả các tế bào sống, vào
một dung dịch bao gồm vi tảo và môi trường sinh trưởng dạng lỏng. Sau đó, hỗn hợp
này được chiếu tia cực tím để kích thích quá trình quang hợp. Sau 14 ngày, tảo
được tách ra, rửa
sạch, sấy khô và sau đó được xử
lý bằng methanol. Bước xử lý
sau cùng là cần thiết để phá vỡ các
liên kết giữa các protein của tảo và dầu được tạo ra bởi các protein đó trong
quá trình quang hợp.
Dầu thu hoạch được có chất lượng tương đương dầu cọ, mặc dù nó chứa ít axít béo bão hòa hơn đáng kể, bù lại bằng một tỉ lệ lớn hơn các axít béo không bão hòa đa có lợi cho tim. Trong
phiên bản hiện tại của công nghệ, cần 160 gam tảo để sản xuất đủ dầu để tạo ra một thanh sôcôla nặng 100 gam.
Như một phần thưởng bổ sung, các nhà khoa học thông báo rằng
họ đã phát triển một phương pháp sản xuất axít pyruvic bằng cách lên men các chất thải hữu
cơ hiện có như bã đậu nành và vỏ trái cây. Ngoài ra, họ nói rằng tia cực tím nhân tạo có thể được thay thế bằng ánh sáng mặt
trời trong các cơ sở sản xuất quy mô lớn. Sau đó, tảo sẽ chuyển đổi carbon
dioxide trong khí quyển thành sinh khối trong quá trình sinh trưởng.
Nhà khoa học chính, Giáo sư William Chen của Nanyang cho
biết: “Chúng tôi đang tận dụng khái niệm thiết lập một nền kinh tế vòng tròn,
tìm cách sử dụng các sản phẩm phế thải và tái đưa chúng vào chuỗi thực phẩm.
Trong trường hợp này, chúng tôi dựa vào một trong những quá trình quan trọng của
tự nhiên, quá trình lên men, để chuyển đổi chất hữu cơ đó thành các dung dịch
giàu chất dinh dưỡng, có thể được sử dụng để nuôi trồng tảo, điều này không chỉ
làm giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào
dầu cọ mà còn giúp loại
carbon ra khỏi bầu khí
quyển”.
LH (New Atlas)