Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Vắc-xin sẽ không cần trữ lạnh trong nhiều tháng với kỹ thuật mới   23-06-2022
Các nhà nghiên cứu tại tổ chức CSIRO của Úc vừa trình diễn một phương pháp mới để bảo vệ tính toàn vẹn của vắc-xin dưới điều kiện nhiệt độ cao. Một nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp này có thể bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ lên đến 37 °C trong vòng 3 tháng.


Một kỹ thuật mới hứa hẹn sẽ chấm dứt nhu cầu trữ lạnh vắc-xin (Ảnh: Depositphotos)

Nhà nghiên cứu làm việc cho dự án Daniel Layton giải thích: “Tiêm chủng chắc chắn là một trong những phương pháp can thiệp y tế hiệu quả nhất, cứu sống hàng triệu người mỗi năm, tuy nhiên, việc cung cấp vắc-xin, đặc biệt là tới các nước đang phát triển là việc thách thức vì thường thiếu chuỗi cung ứng trữ lạnh để giữ cho vắc-xin tồn tại được”.

Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính hơn 50% lượng vắc-xin đang bị lãng phí mỗi năm. Và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự lãng phí đó là thách thức trong việc bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ lạnh ổn định.

Hầu hết các loại vắc-xin cần được bảo quản trong phạm vi nhiệt độ từ 2 đến 8 °C để ngăn ngừa biến chất. Một số vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin mRNA mới, cần được giữ ở nhiệt độ thậm chí còn lạnh hơn, dưới 0 độ.

Cải tiến mới sử dụng một vật liệu tinh thể xốp, có thể hòa tan được gọi là khung hữu cơ kim loại (MOF). Vật liệu này bao phủ các phân tử vắc-xin, bảo vệ chúng khỏi bị phân huỷ do nhiệt cho đến khi vắc-xin cần được sử dụng. Tại thời điểm sử dụng, một dung dịch cần được thêm vào để hòa tan các lớp phủ MOF và vắc-xin được tiêm như bình thường.

Để thử nghiệm kỹ thuật mới, các nhà nghiên cứu đã xem xét một cặp vắc-xin virus sống được sử dụng phổ biến. 2 loại vắc-xin này, một loại dành cho bệnh gia cầm và loại còn lại dùng cho bệnh cúm, thường biến chất trong vòng vài ngày nếu không được bảo quản trong tủ lạnh.

Các thí nghiệm cho thấy lớp phủ MOF bảo vệ 2 loại vắc-xin trong thời gian 12 tuần ở cả nhiệt độ phòng và lên đến 37 °C. Hình ảnh chi tiết cho thấy vắc-xin vẫn còn sống sau 3 tháng không được bảo quản trong tủ lạnh.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi lớp phủ có thể được thương mại hóa và triển khai trong thực tế vì lớp phủ MOF cần tối ưu hóa và thử nghiệm trên các loại vắc-xin khác như mRNA.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lạc quan rằng phương pháp mới này sẽ tăng cường đáng kể khả năng tiếp cận với vắc-xin trên toàn thế giới. Theo họ kỹ thuật này chi phí thấp và dễ nâng quy mô, có nghĩa là nó có thể nhanh chóng được đưa vào các quy trình sản xuất vắc-xin hiện tại.

LH (New Atlas)

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập