Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Nguyên mẫu máy phân tích hơi thở COVID hứa hẹn mang lại một cách mới để xét nghiệm virus corona   23-06-2022
Các nhà nghiên cứu ở Singapore vừa phát triển một nguyên mẫu máy thở được cho là đạt hiệu quả xác định người nhiễm COVID-19 tương đương với xét nghiệm PCR . Hệ thống phát hiện cả nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng và không triệu chứng với độ chuẩn xác hơn 95%, cho kết quả trong vòng chưa đầy 5 phút.


Chiếc máy phân tích hơi thở này có thể cho ra kết quả trong vòng chưa tới 5 phút (Ảnh: Shi Xuan Leong và Yong Xiang Leong, Đại học Công nghệ Nanyang)

Công nghệ PCR là phương pháp chính xác nhất hiện nay để xét nghiệm SARS-CoV-2 nhưng phương pháp này cần sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm phức tạp và đắt tiền, có nghĩa là có thể mất nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày để lấy mới lấy được kết quả xét nghiệm. Mặt khác, test nhanh kháng nguyên là cách nhanh hơn nhiều để kiểm tra sự hiện diện của virus nhưng nó có những hạn chế về độ chính xác, thường cho kết quả không nhất quán.

Trong nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm COVID-19 nhanh chóng, dễ dàng và chính xác, các nhà nghiên cứu ở Singapore vừa báo cáo chế tạo thành công một nguyên mẫu máy thở được thiết kế để cung cấp kết quả trong vòng chưa đầy 5 phút. Thiết bị được tạo ra sau khi nhiều nhà nghiên cứu đã trình bày những bản thiết kế hấp dẫn để chẩn đoán COVID-19 dựa trên hơi thở trong 2 năm qua.

Thiết bị phân tích hơi thở COVID này không phát hiện trực tiếp virus mà thay vào đó được thiết kế để xác định các dạng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) tương ứng với nhiễm SARS-CoV-2. Các dạng phân tử cụ thể như anđêhít và xêtôn có liên hệ với COVID-19 và điều này làm cho hơi thở có khả năng đóng vai trò như một cách hiệu quả để nhanh chóng sàng lọc nhiều người.

Thách thức trong việc phát triển một thiết bị phân tích hơi thở COVID-19 hiệu quả là làm cho công nghệ này đủ di động để xét nghiệm khả thi trong bối cảnh thế giới thực. Nhiều xét nghiệm COVID bằng hơi thở lý thuyết yêu cầu thiết bị phòng thí nghiệm cồng kềnh như máy sắc ký khí, có nghĩa là phương pháp xét nghiệm này không thể khả thi để triển khai rộng rãi.

Thiết bị mới này sử dụng một công nghệ gọi là quang phổ Raman, cho phép xác định các mẫu phân tử nhất định với độ chính xác cao. Và quan trọng hơn cả, đã có những chiếc máy quang phổ Raman di động giá cả tương đối phải chăng có thể cho phép các máy phân tích hơi thở quy mô lớn tiến hành sàng lọc trong môi trường thực tế.

Thiết bị phân tích cụ thể cụ thể có chứa bộ 3 cảm biến tán xạ Raman tăng cường bề mặt (SERS) được gắn vào các ống nano bạc. Chỉ cần 10 giây thở vào máy là đủ để các cảm biến thu thập mẫu. Sau đó, thiết bị phân tích hơi thở được đưa vào một quang phổ kế cầm tay nhỏ, trả kết quả trong vòng chưa đầy 5 phút.

Thiết bị nguyên mẫu gần đây đã được thử nghiệm trên 501 người, tất cả đều được thử nghiệm bằng PCR. Kết quả ấn tượng cho thấy tỉ lệ dương tính giả 0,1% và tỉ lệ âm tính giả 3,8%. Tỉ lệ này tương đương với độ chính xác được thấy trong xét nghiệm PCR trong phòng thí nghiệm.

Vần còn nhiều việc hơn nữa phải làm để xác thực những kết quả này và thương mại hóa công nghệ, tuy nhiên, máy phân tích mới là một trong nhiều cải tiến công nghệ mới đang nổi lên để giúp việc xét nghiệm COVID-19 trở nên dễ dàng và di động.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập