Gần 20.000 đối tượng và 5 năm theo dõi không phát hiện sự
khác biệt nào về đổi tâm trạng dài hạn ở những người uống chất bổ sung dầu cá
và nhóm giả dược (Ảnh: tab62/Depositphotos)
Thay vì xem xét trầm cảm lâm sàng nghiêm trọng hay rối loạn
trầm cảm lớn (MDD), thử nghiệm lâm sàng mới tập trung hơn vào việc điều tra phổ
quát ảnh hưởng lâu dài của việc bổ sung omega-3 đối với tâm trạng. Để tạo ra được
một dạng dữ liệu có ý nghĩa về một tình trạng bắt nguồn từ ngoài cơ thể như trầm
cảm, một thử nghiệm lâm sàng cần một nhóm đối tượng rất lớn. Do đó, các nhà
nghiên cứu tuyển mộ 18.353 trên 50 tuổi mà không có dấu hiệu lâm sàng nào tại
thời điểm tuyển tình nguyện viên.
Nửa nhóm đối tượng sử dụng giả dược trong khi nửa còn lại được
cho sử dụng chất bổ sung omega-3 có tên Omacor (chứa 465 mg eicosapentaenoic
acid (EPA) và 375 mg docosahexaenoic acid (DHA)). Tất cả các đối tượng được
theo dõi ít nhất 5 năm sử dụng 2 số đo: quan sát biểu hiện lâm sàng của trầm cảm
và bảng hỏi đáp hằng năm theo dõi các biến đổi về tâm trạng dài hạn.
Kết quả thu được rõ ràng hợp lý. Xem xét điểm số theo thời
gian, các nhà nghiên cứu không phát hiện ra sự khác biệt nào giữa nhóm sử dụng
omega-3 và nhóm giả dược. Kết quả cũng bất ngờ chỉ ra mức tăng nhỏ nhưng có ý
nghĩa lâm sàng về số lần xuất hiện triệu chứng trầm cảm phù hợp về mặt lâm sàng
ở nhóm omega-3 so với nhóm sử dụng giả dược.
Không có bất kỳ nghiên cứu riêng lẻ nào là có tính khẳng định
dứt khoát và các nhà nghiên cứu thực sự lưu ý những hạn chế trong thử nghiệm đã
cản trở việc rút ra kết luận chung. Có lẽ điều đáng chú ý nhất là thử nghiệm sử
dụng liều kết hợp tương đối nhỏ của 2 loại axít béo gốc hải sản là EPA và DHA.
Do đó, thử nghiệm lớn này có thể mang lại một số bằng chứng
khá rõ nào đó rằng việc bổ sung kết hợp 2 loại omega-3 EPA và DHA không mang lại
lợi ích cho tâm trạng hay ngăn ngừa trầm cảm nhưng đó tất cả những gì nghiên cứu
rút ra được.
LH (New Atlas)