Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Hoóc-môn thay thế insulin có thể mở ra một dạng điều trị tiểu đường mới   30-06-2022
Insulin được biết đến với tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu và các vấn đề với quá trình sản xuất nó sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Nhưng nay, các nhà khoa học tại Viện Salk vừa xác định được một đường dẫn phân tử khác điều chỉnh lượng đường trong máu, có thể mở ra một hướng đi hoàn toàn mới để điều trị bệnh tiểu đường.

Thông thường, công việc của insulin là phản ứng với mức tăng đột biến của lượng đường trong máu, khiến các tế bào sử dụng hoặc dự trữ năng lượng đó. Nhưng bệnh tiểu đường có thể khởi phát khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc trở nên kháng với hoóc-môn này. Dĩ nhiên, điều này có nghĩa là insulin là trọng tâm chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường, nhưng có lẽ có một hướng đi khác.

Một vài năm trước, nhóm nghiên cứu của Viện Salk phát hiện ra rằng một phân tử có tên FGF1 thực hiện một chức năng tương tự như insulin, điều chỉnh hàm lượng đường huyết. Một mũi tiêm hoóc-môn duy nhất vào chuột bị tiểu đường đã khôi phục lượng đường trong máu của chúng về mức bình thường trong hơn 2 ngày, trong khi các nghiên cứu sau đó phát hiện ra rằng tiêm FGF1 vào não có thể khiến bệnh tiểu đường thuyên giảm trong vài tuần hoặc vài tháng.

Đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu Viện Salk đã tìm hiểu cơ chế đằng sau FGF1 và liệu nó có hoạt động giống như insulin hay không. Họ phát hiện ra rằng FGF1 hoạt động giống với insulin theo một số cách, chẳng hạn như điều tiết việc sản xuất glucose trong gan và bằng cách ức chế sự phân hủy chất béo hoặc phân giải lipid. Nhưng trước sự ngạc nhiên của họ, FGF1 được phát hiện hoạt động thông qua một đường dẫn phân tử hoàn toàn khác.

Insulin sử dụng một loại enzyme có tên là PDE3B để kích hoạt một đường dẫn truyền tín hiệu ngăn chặn quá trình phân giải lipid. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm FGF1 với một loạt các enzyme, bao gồm cả PDE3B và phát hiện ra rằng nó sử dụng một loại khác thay thế là PDE4.

Đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Cơ chế này về cơ bản là một vòng lặp thứ 2, với tất cả những ưu điểm của một con đường song song. Trong trường hợp kháng insulin, tín hiệu insulin bị suy giảm. Tuy nhiên, với một thác tín hiệu khác, nếu một đường không hoạt động, thì đường kia có thể hoạt động. Bằng cách đó bạn vẫn kiểm soát được quá trình phân giải lipid và điều tiết lượng đường trong máu”.

Sự khác biệt quan trọng này có thể mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thay thế. Nhóm nghiên cứu cho biết FGF1 có thể được sửa đổi để cải thiện hoạt động của PDE4 hoặc các điểm khác trong đường dẫn đó có thể được nhắm mục tiêu.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập