Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Vật liệu sinh học lấy cảm hứng từ nhớt ốc sên tăng tốc chữa lành gân tổn thương   01-07-2022
Tổn thương gân nổi tiếng khó chữa. Các nhà nghiên cứu tại Viện Wyss của Đại học Harvard nay vừa phát triển một loại vật liệu sinh học 2 mặt có thể cải thiện quá trình chữa bệnh, với một mặt dính chắc vào gân trong khi bề mặt ngoài ma sát thấp giúp nó trượt lên các mô khác. Tốt hơn nữa, chúng có thể được nạp các loại thuốc giải phóng chậm để giảm sẹo và viêm.


Hình minh họa về keo Janus Tough Adhesive (xanh dương) nằm trên một sợi gân, ban đầu được lấy cảm hứng từ ốc sên Dusky Arion (Ảnh: Viện Wyss  Đại học Harvard)

Chấn thương gân khá phổ biến, cả do chơi thể thao và do lão hóa nói chung. Chúng có thể gây đau đớn và làm suy giảm khả năng cử động chân tay của bệnh nhân và tệ hơn nữa là bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian để chữa lành. Ngay cả sau khi bị chấn thương, gân thường không trở lại trạng thái cơ học đầy đủ sau chấn thương nặng, dẫn đến giảm khả năng vận động.

Vì vậy, đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu của Viện Wyss đã bắt đầu phát triển một loại vật liệu mới có thể giúp sửa chữa gân hiệu quả hơn. Họ bắt đầu với một loại gel kết dính phẫu thuật mà nhóm đã tạo ra cách đây vài năm, lấy cảm hứng từ chất nhầy dính mạnh của loài sên Dusky Arion. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh nền tảng này, mà họ gọi là Tough Gel Adhesive, để tạo ra một phiên bản để vá lại các sợi gân.

Hydrogel mới có 2 bề mặt rất khác nhau, và do đó, nó được đặt tên là Janus Tough Adhesive (JTA), theo tên một vị thần La Mã có 2 mặt. Bề mặt đầu tiên có chứa chitosan, chất này liên kết chắc chắn với các gân để giữ 2 mặt của vết rách với nhau nhằm cải thiện quá trình chữa lành. Bề mặt còn lại làm ngược lại, sử dụng hydrogel trơn để giúp gân trượt lên các mô khác trong quá trình cử động.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm chúng trong một loạt các thí nghiệm bằng cách sử dụng mô động vật và người. Trên các gân lợn được tách ra vẫn còn dính máu, keo JTA liên kết mạnh hơn các chất kết dính mô khác. Các nhà nghiên cứu cũng cấy vật liệu này vào gân hình sao, cơ gấp bàn chân và gân Achilles của chuột sống và nhận thấy rằng chúng liên kết bền và không xâm lấn. Kết quả tương tự cũng được thấy trong các thử nghiệm sử dụng xác người.

Trong các thử nghiệm sâu hơn, nhóm nghiên cứu đã đóng gói thuốc corticosteroid vào hydrogel, giúp giảm viêm trong quá trình chữa lành và hình thành sẹo sau đó. Thử nghiệm trên chuột bị thương ở gân đầu gối cho thấy tình trạng viêm thuyên giảm nhanh hơn nhiều.

Trong khi các thử nghiệm trên người vẫn chưa được tiến hành, nhóm nghiên cứu cho hay tất cả các thành phần của JTA đã được biết đến là tương thích sinh học, đây là bước đầu tiên quan trọng.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập