Nguyên mẫu hiện tại kết hợp một lưới 64 điểm ảnh
phát sáng (Ảnh: McAlpine Group, Đại học
Minnesota)
Thiết bị này được chế tạo bởi một nhóm nghiên cứu tại Đại học
Minnesota Twin Cities, dẫn đầu bởi Giáo sư Michael McAlpine và Tiến sĩ Ruitao
Su.
Mặc dù các nhóm khác trước đây đã chế tạo thành công màn
hình OLED (điốt phát sáng hữu cơ) được in 3D một phần nhưng họ lại dựa vào những
kỹ thuật phức tạp hơn như hóa hơi nhiệt và lớp phủ spin. Ngược lại, màn
hình Đại học Minnesota được in 3D hoàn
toàn, sử dụng máy in 3D để bàn được chế tạo riêng có giá "ngang với một
chiếc Tesla Model S”.
Màn hình được tạo thành từ 6 lớp, được in theo 2 kiểu khác
nhau nhưng sử dụng cùng một máy in. In đùn được sử dụng để rải các phần liên kết,
vật liệu cách nhiệt và vật liệu bao bọc trong khi in phun (ở nhiệt độ phòng) được
sử dụng cho các lớp hoạt hóa.
Sản phẩm hoàn thiện bằng chứng ý tưởng có dạng một màn hình
vuông có kích thước khoảng 1,5 inch (38 mm) mỗi cạnh và sở hữu một lưới 64
pixel phát ra ánh sáng. Thiết bị vẫn duy trì hoạt động sau 2.000 chu kỳ uốn
cong, cho thấy nó có thể rất thích hợp để sử dụng trong các thiết bị đeo được
hay các thiết bị điện tử mềm khác.
McAlpine, Su và các đồng nghiệp hiện đang lên kế hoạch tăng
cả độ phân giải và độ sáng của màn hình. Họ tin rằng công nghệ này có thể sớm
được sử dụng trong thực tế.
LH (New Atlas)