Một
nghiên cứu mới phát hiện ra rằng phân bón làm từ bùn thải và được sử dụng rộng
rãi trong các hoạt động nông nghiệp đang đưa một lượng lớn vi nhựa vào đất trồng
châu Âu (Ảnh: Depositphotos)
Bùn
thải là một nguồn phân bón tiện dụng và bền vững cho cả hoạt động nông nghiệp
quy mô lớn và dân làm vườn. Nhưng nghiên cứu đã bắt đầu đưa ra bằng chứng rằng
thành phần của nó có thể không hoàn toàn lành tính với môi trường hay sinh vật
sống.
Một
nghiên cứu được công bố năm ngoái đã phân tích các sản phẩm phân bón gia đình
cho thấy mức độ không an toàn của hóa chất “vĩnh cửu” PFAS trong tất cả các mẫu.
Nghiên cứu cho thấy rằng các phương pháp xử lý nước thải điển hình không phá vỡ
các hóa chất khó phân hủy này và vì bùn thải được áp dụng rộng rãi ở các vùng đất
trên khắp nước Mỹ, nó đưa một lượng lớn vi nhựa vào các loại cây lương thực và
nguồn nước.
Nghiên
cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Cardiff và Đại học
Manchester tập trung vào các vùng đất nông nghiệp ở châu Âu và những rủi ro do
phân bón làm từ bùn thải gây ra cho chúng. Công trình đã tiến hành phân tích
các mẫu từ một nhà máy nước thải ở Newport, South Wales, nơi xử lý nước thải của
dân số khoảng 300.000 người.
Nghiên
cứu cho thấy rằng nhà máy đang thu gom các hạt nhựa lớn hơn có kích thước từ 1
đến 5 mm với tỷ lệ 100%, ngăn chúng đi vào nguồn nước. Tuy nhiên, mỗi gram bùn
thải được tạo ra trong quá trình này được phát hiện có chứa tới 24 hạt vi nhựa,
chiếm khoảng 1% tổng trọng lượng của nó.
Sau
đó, các nhà khoa học đã ngoại suy con số này bằng cách sử dụng dữ liệu về việc
sử dụng bùn thải làm phân bón trên khắp lục địa từ Ủy ban châu Âu và Eurostat.
Kết quả chỉ ra rằng khoảng 31.000 đến 42.000 tấn vi nhựa, hoặc nhiều nghìn tỷ hạt
đang được đưa vào đất của châu Âu mỗi năm. Theo các tác giả, tỷ lệ này không
thua kém so với hàm lượng vi nhựa trong các vùng nước bề mặt của đại dương.
Tác
giả chính của nghiên cứu James Lofty, từ Trường Kỹ thuật của Đại học Cardiff,
cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đặt câu hỏi liệu thực tế vi nhựa có đang được
loại bỏ tại các nhà máy xử lý nước thải hay đang hoàn toàn được chuyển dịch nơi
này qua nơi khác trong môi trường. Việc các công ty nước thiếu chiến lược rõ
ràng để quản lý vi nhựa trong bùn thải có nghĩa là các chất gây ô nhiễm này được
vận chuyển trở lại đất và cuối cùng sẽ quay trở lại môi trường nước”.
Phát
hiện đã cung cấp kiến thức mới về cách vi nhựa di chuyển loanh quanh trong môi
trường nhưng có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên so với các nghiên cứu gần đây
trong lĩnh vực này. Một nghiên cứu năm 2018 đã tìm thấy vi hạt nhựa trong các mẫu
phân người trên khắp thế giới và chúng ta cũng đã thấy các nhà khoa học lần đầu
tiên phát hiện ra các hạt nhựa trong máu người và sâu trong phổi. Một nghiên cứu
khác đã chứng minh rằng vi hạt nhựa trong các nhà máy xử lý nước thải có thể
thúc đẩy sự phát triển của siêu vi khuẩn và chúng có thể mang mầm bệnh nguy hiểm
ra ngoài biển ra sao.
Lofty
cho biết: “Kết quả của chúng tôi làm nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề
trên khắp các vùng đất châu Âu và cho thấy việc rải bùn trên đất nông nghiệp có
thể khiến chúng trở thành một trong những bể chứa ô nhiễm vi nhựa lớn nhất toàn
cầu. Hiện tại, không có luật nào của châu Âu giới hạn hoặc kiểm soát đầu vào của
vi nhựa trong bùn thải tái chế dựa trên tải trọng và độc tính của việc phơi nhiễm
với vi nhựa”.
LH
(New Atlas)