Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Cảm biến hình xăm nhạy sáng có thể đo các chất trong máu   06-07-2022
Khi điều trị một số tình trạng, bao gồm cả COVID-19, điều quan trọng là phải theo dõi nồng độ ôxy trong máu của bệnh nhân. Một cảm biến cảm quang dưới da cung cấp một phương tiện mới để làm việc đó, hơn thế nữa, một ngày nào đó cảm biến có thể được sử dụng để đo các chất lây qua đường máu khác.


Màng cảm biến bình thường có màu xanh lục nhưng phát sáng màu tím khi tiếp xúc với ánh sáng cận hồng ngoại trong điều kiện có ôxy (Ảnh: Thomas Falcucci/Đại học Tufts)

Công nghệ này đang được phát triển tại Đại học Tufts, Massachusetts, Hoa Kỳ. Thiết bị hiện có dạng một đĩa màng mỏng nhỏ hơn một đồng xu và được phẫu thuật chèn vào bên dưới lớp da trên cùng  giống như một hình xăm.

Màng được cấu tạo từ một loại gel thẩm thấu được làm chủ yếu từ fibroin, là một loại protein có nguồn gốc từ tơ lụa. Fibroin không chỉ có khả năng phân hủy sinh học và tương thích sinh học mà còn không làm thay đổi các thuộc tính hóa học của các chất được bổ sung vào nó.

Trong trường hợp này, chất bổ sung là một hợp chất có tên PdBMAP vốn phát sáng khi tiếp xúc với ánh sáng cận hồng ngoại - lượng ôxy trong môi trường hiện thời càng lớn thì thời gian phát sáng càng ngắn. Tùy thuộc vào cách thức tạo ra cảm biến, nó sẽ tự hòa tan vô hại trong cơ thể trong khoảng thời gian từ vài tuần đến một năm.

Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã tiến hành gắn cảm biến vào da chuột, sau đó chiếu ánh sáng cận hồng ngoại qua da của chuột tại vị trí gắn. Cảm biến phản hồi bằng cách phát sáng, với khoảng thời gian phát sáng thể hiện chính xác hàm lượng ôxy của dịch kẽ xung quanh nó – hàm lượng ôxy trong chất lỏng đó phản ánh hàm lượng ôxy trong máu chuột.

Mặc dù ôxy trong máu đã có thể đo không xâm lấn bằng máy đo ôxy xung nhưng người ta hy vọng rằng khi được phát triển thêm, công nghệ cảm biến cũng có thể sử dụng để đo lường các chất khác trong máu, chẳng hạn như glucose, lactate hay các chất điện giải. Hiện tại, các số đo như vậy phải được lấy qua mẫu máu hoặc gắn thiết bị phức tạp vào cơ thể bệnh nhân.

“Chúng tôi có thể hình dung ra nhiều tình huống trong đó một cảm biến giống như hình xăm dưới da có thể hữu ích. Điều đó thường xảy ra trong các tình huống mà một người mắc bệnh mãn tính cần được theo dõi trong thời gian dài bên ngoài cơ sở y tế truyền thống. Chúng tôi có thể theo dõi nhiều thành phần máu bằng cách sử dụng một mảng cảm biến dưới da”, Thomas Falcucci, nghiên cứu sinh chịu trách nhiệm phát triển thiết bị cho biết.

LH (New Atlas)  

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập