Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Cổng logic nhanh nhất từng có có thể giúp máy tính chạy nhanh hơn triệu lần   06-07-2022
Cổng logic là nền tảng cơ bản của máy tính và các nhà nghiên cứu tại Đại học Rochester vừa tiến hành phát triển các cổng nhanh nhất từng có. Bằng cách kết hợp graphene và vàng với các xung laze, cổng logic mới nhanh hơn một triệu lần so với các cổng trong máy tính hiện tại, chứng tỏ khả năng tồn tại của “điện tử sóng ánh sáng”.


Các cặp xung laser được đồng bộ hóa tạo ra các cổng logic nhanh nhất từng có mà cuối cùng có thể giúp máy tính tăng tốc hàng triệu lần (Ảnh: Đại học Rochester / Michael Osadciw)

Cổng logic lấy 2 đầu vào, so sánh chúng và sau đó xuất ra tín hiệu dựa trên kết quả. Ví dụ, cổng có thể xuất ra số 1 nếu cả hai tín hiệu đến là 1, hoặc 0 nếu 1 trong 2 tín hiệu là 1 hoặc cả hai tín hiệu đều là 0, ngoài các “quy tắc” khác. Hàng tỷ cổng logic đơn được nhồi nhét vào các con chip để tạo ra bộ vi xử lý, bộ nhớ và các thành phần điện tử khác.

Mặc dù vậy, cổng logic không hoạt động một cách tức thời - có một độ trễ hàng chục nano giây khi chúng xử lý đầu vào. Đó là tốc độ đủ nhanh đối với các máy tính hiện đại nhưng luôn có chỗ để cải tiến. Và giờ đây, các cổng logic mới của nhóm nghiên cứu Đại học Rochester đã thổi bay thành tích của chúng với khả năng xử lý thông tin chỉ trong vòng femto giây, ngắn hơn một triệu lần so với nano giây.

Để đạt được tốc độ cực nhanh này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra các mối nối bao gồm một dây graphene nối 2 điện cực vàng. Khi graphene được bắn vào bằng các cặp xung laze đồng bộ, các electron trong vật liệu này bị kích thích, khiến chúng lao về phía một trong các điện cực, tạo ra dòng điện.

Bằng cách điều chỉnh pha của các xung laze, nhóm đã có thể tạo ra một vụ nổ của 1 trong 2 dạng hạt mang điện tích, chúng sẽ bổ sung hoặc triệt tiêu lẫn nhau – dạng trước có thể được coi là đầu ra 1 và dạng sau là 0. Kết quả cuối cùng là một cổng logic cực nhanh, đánh dấu bằng chứng chứng minh ý tưởng đầu tiên của một trường đến nay vẫn là lý thuyết được gọi là điện tử sóng ánh sáng.

“Có thể sẽ còn rất lâu nữa kỹ thuật này mới có thể được sử dụng trong chip máy tính nhưng ít nhất bây giờ chúng ta biết rằng điện tử sóng ánh sáng có thể khả thi trên thực tế”, Tobias Boolakee, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Nếu những loại thiết bị điện tử sóng ánh sáng này được đưa ra thị trường, chúng có thể chạy nhanh gấp hàng triệu lần so với máy tính ngày nay. Hiện tại chúng ta đo tốc độ xử lý bằng Gigahertz (GHz) nhưng các cổng logic mới này hoạt động trên cấp độ Petahertz (PHz). Các nghiên cứu trước đây đã đặt đó là giới hạn lượng tử tuyệt đối về tốc độ mà các hệ thống máy tính dựa trên ánh sáng có thể đạt được.

LH (New Atlas)

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập