Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Da mực tạo cảm hứng cho vật liệu cách nhiệt linh hoạt mới, điều chỉnh được   06-07-2022
Một nhóm kỹ sư tại Đại học California, Irvine vừa tạo ra một loại màng polyme phủ kim loại phản xạ tia hồng ngoại mới, lấy cảm hứng từ lớp da thay đổi màu sắc của mực. Đặc tính cách nhiệt có thể điều chỉnh của vật liệu composite có thể hữu ích trong mọi thứ, từ tách cà phê đến thùng container, cộng với khả năng tái chế và có thể được sản xuất với kinh tế nhờ quy mô.


Sử dụng da mực làm mô hình, nhóm UC Irvine đã phát triển một loại vật liệu composite điều
biến nhiệt (Ảnh: Depositphotos)

Mực là loài sinh vật sống ở biển kỳ quặc đến mức rất dễ nhầm nó với một giống loài từ ngoài không gian. Ngoài những cái xúc tu linh hoạt, động cơ phản lực, trí thông minh cao (đối với một loài động vật thân mềm) và đôi mắt giống người một cách đáng kinh ngạc, mực ống còn có chung khả năng thay đổi màu sắc trong nháy mắt với các loài động vật chân đầu khác.

Mực thay đổi màu sắc của nó để lẩn trốn kẻ thù hoặc rình mồi, hoặc như một cách giao tiếp. Nó làm như vậy với tốc độ như thể có một màn hình số được tích hợp sẵn trên da. Trên thực tế, nó kiểm soát khả năng đặc biệt này bằng thứ được gọi là tế bào sắc tố. Đây là những túi chuyên biệt trong da động vật có chứa các hạt sắc tố. Bằng cách làm biến dạng các túi sử dụng các cơ của nó, mực có thể thay đổi độ trong, độ phản xạ hay độ mờ của da.

Sử dụng đặc tính này làm mô hình, nhóm UC Irvine đã tạo ra một vật liệu composite điều biến nhiệt thay vì chuyển đổi sắc tố. Vật liệu được làm bằng polyme và kim loại và có thể định hình lại cấu trúc của nó để làm cho nó phản xạ nhiệt nhiều hơn hoặc ít hơn, tùy thuộc vào mức độ sức ép được áp vào nó.

Nhà khoa học dẫn đầu Gorodetsky cho biết: “Các đảo kim loại trong vật liệu composite của chúng tôi nằm cạnh nhau khi vật liệu ở trạng thái nghỉ và tách ra khi vật liệu bị kéo căng, cho phép kiểm soát sự phản xạ và truyền ánh sáng hồng ngoại hoặc tản nhiệt. Cơ chế này tương tự như sự giãn nở và co lại tế bào sắc tố trong da mực, vốn làm thay đổi khả năng phản xạ và truyền dẫn ánh sáng nhìn thấy”.

Tuy nhiên, đó không chỉ là vật liệu thông minh, mà là nỗ lực của nhóm nhằm biến nó thành thiết thực từ quan điểm thương mại và môi trường. Bằng cách phủ đồng lên nền nhôm và phun nhiều lớp polyme, các nhà nghiên cứu cho biết vật liệu mới này có thể được sản xuất ở bất kỳ kích thước lô cuộn nào với kinh tế quy mô và giảm chi phí xuống khoảng 0,1 USD/m².

Nhóm nghiên cứu cho hay màng này có thể được sử dụng trong mọi thứ, từ tách cà phê để bỏ trong túi xách cho đến thùng container và nó có lợi thế về đặc tính cách nhiệt có thể điều chỉnh được, vì vậy bạn có thể hạ nhiệt độ món ca cao của mình xuống mức có thể uống được một cách nhanh chóng. Ngoài ra, vật liệu có thể được tái chế bằng các phương pháp thương mại thông thường bằng cách loại bỏ các kim loại và tái sử dụng các polyme còn lại.

Cho đến nay, vật liệu này đã được thử nghiệm dưới dạng một tách cà phê, đạt được khả năng điều biến truyền bức xạ hồng ngoại 20 lần và điều chỉnh cường độ dòng nhiệt 30 lần trong các điều kiện thử nghiệm được chuẩn hóa. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng chịu được chu kỳ sức ép cơ học lặp đi lặp lại.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập