Cargo Sous Terrain đang bắt đầu tiến tủ tục cho đoạn đường
dài 70 km đầu tiên của hệ thống hậu cần vận chuyển hàng hóa dưới lòng đất tự động
(Ảnh: Cargo Sous Terrain)
Ý tưởng là phát triển một hệ thống vận chuyển hoàn toàn tự động
không phát thải cho các tải trọng hàng hóa nhỏ, giúp giảm bớt một phần sức ép
cho hệ thống đường bộ dự kiến sẽ bị tàn phá bởi lưu lượng giao thông tăng hơn
gần 40% trong thời gian 30 năm. Tuy nhiên, trong khi dự án của Hyperloop-TT nhằm
mục đích phóng toàn bộ các container vận chuyển hàng khắp châu Âu với tốc độ di
chuyển 1.220 km/h trong các ống chân không lực cản cực thấp thì Cargo Sous
Terrain (CST) lại đi theo một cách tiếp cận khiêm tốn và khả thi hơn nhiều.
Mỗi đường hầm sẽ có đường kính khoảng 6 m và một sàn phẳng
được chia thành 3 làn. Dọc theo các làn làn này, các trung đội khoang (pod) chở
hàng nhỏ sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 30 km/h. Các khoang này sẽ đủ lớn để chứa
1 hoặc 2 tấm pallet và sẽ có những khoang được bảo quản lạnh dành cho sản phẩm
tươi sống và những thứ tương tự. Chúng sẽ tự lái bằng động cơ điện và nhận năng
lượng thông qua các thanh ray cảm ứng.
Thang máy sẽ nâng và hạ các khoang giữa các trung tâm hậu
cần trên mặt đất và các đường hầm dưới lòng đất (Ảnh: Cargo Sous Terrain)
Các khoang sẽ được tập trung tại các cơ sở hậu cần trên mặt
đất, sau đó được hạ xuống các đoạn đường nối lên/xuống của hệ thống hầm trên
thang máy. Các làn bên ngoài đường hầm sẽ là một chiều trong khi các làn bên
trong có thể được định cấu hình động để tránh tắc đường nếu có nhiều khoang chờ
cùng một thang máy.
CST ước tính sẽ cần 3 tỷ franc Thụy Sỹ (3,056 tỷ USD) để xây
dựng và vận hành đoạn đường đầu tiên giữa Zurich và Härkingen/Niederbipp và
tuyên bố "không có khoản trợ cấp nào được sử dụng trong việc xây dựng cơ sở
hạ tầng và vận hành đường hầm”. Thực tế, có vẻ như dự án sẽ được tài trợ hoàn
toàn bởi tư nhân; Hội đồng Liên bang của Thụy Sỹ đã loại trừ việc đồng tài trợ
CST bằng các quỹ công - nhưng chính phủ Thụy Sỹ đã đưa ra luật mới để mở đường
cho dự án diễn ra và kết quả là công ty hiện có quyền tiếp cận khoản tiền đầu tư
sớm của tư nhân trị giá khoảng 100 triệu đô la Mỹ .
Công ty vẫn chưa động thổ nhưng đã bước vào giai đoạn cấp
phép lập kế hoạch và bắt đầu điều tra và khảo sát vị trí cho 10 trung tâm đầu
tiên, ưu tiên các vị trí sẽ thu hút tối đa lưu lượng giao thông từ đường bộ. Nếu
mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, mạng lưới đường hầm CST sẽ trải dài khoảng
500 km trên khắp đất nước, từ Geneva đến St. Gallen, với các tuyến phụ ngắn đến
Basel, Lucerne và Thun.
Ngoài việc giảm lưu lượng giao thông trên mặt đất, CST được
thiết kế để gây tác động tối thiểu đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Hệ thống
sẽ ít nhiều không thể nhìn thấy bằng mắt, gần như yên lặng và hoàn toàn chạy bằng
năng lượng tái tạo. Công ty có vẻ không có kế hoạch cho dịch vụ hành khách, một
quyết định đơn giản hóa mọi thứ rất nhiều. Thực tế, tất cả mọi thứ trông khá hợp
lý và khả thi.
Xem video giới thiệu tại đây.
LH (New Atlas)