Một nghiên cứu mới xác nhận mối liên hệ giữa việc
tăng tiêu thụ rượu bia và hệ vi sinh vật nhưng chưa thể xác định được bất kỳ thủ
phạm vi khuẩn cụ thể nào (Ảnh: Depositphotos)
“Nghiên cứu thể hiện
một tiến bộ đáng kể trong hiểu biết của chúng ta về vai trò của hệ vi sinh vật
đường ruột trong hành vi bị kích thích, đặc biệt là hành vi uống rượu bia tự
nguyện”, Elena
Giné, đồng tác giả của nghiên cứu
mới cho biết.
Đầu tiên, nghiên cứu mới xem xét 507 tình nguyện viên trẻ
tuổi, mỗi người phải hoàn thành một bảng hỏi đáp về hành vi uống rượu và cung cấp
mẫu phân để phân tích. Sử dụng thước đo được gọi là Thang phân Bristol, nghiên
cứu đã tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa mức tiêu thụ rượu bia và loại phân của đối tượng.
Một số lượng nhỏ mẫu sau đó được phân tích vi khuẩn, so
sánh một nhóm không uống rượu với một nhóm nghiện rượu nặng. Ở những người nghiện
rượu nặng, các nhà nghiên cứu ghi nhận có sự gia tăng lượng vi khuẩn
Actinobacteria so với những người không uống rượu.
Bước tiếp theo của nghiên cứu là nghiên cứu mối quan hệ giữa
việc tiêu thụ chất cồn và hệ vi sinh vật trên mẫu động vật. Kết quả nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng
lượng tiêu thụ rượu tăng lên ở một con chuột đã làm thay đổi thành phần của hệ
vi sinh vật của nó nhưng liệu mối quan hệ có phải là 2 chiều? Liệu vi khuẩn đường
ruột đang làm cho các con vật này uống nhiều hơn không?
Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện cấy
ghép phân từ động vật nghiện cồn sang nhóm đối chứng khỏe mạnh. Và thật kinh ngạc,
những con động vật được cấy ghép phân từ những con lệ thuộc vào cồn đã tăng
đáng kể lượng nạ cồn tự nguyện của chúng so với nhóm đối chứng.
Khẳng định thêm về mối liên hệ ngẫu nhiên có thể xảy ra,
các nhà nghiên cứu sau đó đã sử dụng thuốc kháng sinh cho những động vật lệ thuộc
vào rượu, dẫn đến việc giảm mức tiêu thụ rượu của chúng.
Một câu hỏi lớn mà nghiên cứu này không thể giải quyết là
chính xác vi khuẩn nào có thể liên quan đến những thay đổi trong việc uống rượu
đó. Các cuộc điều tra trên động vật đã xác minh những phát hiện ở người, liên hệ
khuẩn Actinobacteria với mức độ tiêu thụ rượu cao hơn. Tuy nhiên, mọi thứ đã trở nên tương đối rõ ràng rằng sự gia tăng phong phú
của vi khuẩn Actinobacteria là hệ quả của việc uống nhiều rượu hơn chứ không phải
là yếu tố nhân quả trong việc tăng mức
tiêu thụ.
Sự thay đổi vi khuẩn đáng kể nhất được phát hiện trong
nghiên cứu trên động vật là sự giảm số lượng chi Porphyromonas. Các nhà nghiên
cứu đưa ra giả thuyết về một loại vòng tuần hoàn trong đó uống rượu làm giảm mức
độ Porphyromonas, điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn
khác, sau đó thay đổi thành phần tổng thể của hệ vi sinh vật theo cách có thể
“điều chỉnh hành vi bị hưng phấn bởi rượu bia của vật chủ”.
Tất cả các phát hiện này vẫn chỉ là suy đoán. José Antonio López,
tác giả dẫn đầu
nghiên cứu mới cho biết có thể hệ vi sinh vật đóng một vai trò trong hành vi
tiêu thụ rượu. Và nếu mối liên hệ này có thể được hiểu rõ hơn thì thật hợp lý
khi cho rằng việc sửa đổi hệ vi sinh vật có thể là một cách để giúp điều trị những
người gặp phải chứng rối loạn do sử dụng rượu bia.
“Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng
probiotics (vi khuẩn), prebiotics (thức ăn của vi khuẩn) hoặc symbiotics (cả
prebiotics và probiotics)”, José Antonio López Moreno giải thích.
LH (New Atlas)