Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Các hóa thạch bé xíu có thể giảm thiểu hoặc siêu tăng kích thước của trận động đất lớn tiếp theo   14-10-2022
Dự đoán khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các trận động đất là quan trọng nhưng rất khó để có thể tính đến hết được tất cả các yếu tố. Các nhà nghiên cứu ở New Zealand hiện vừa phát hiện ra một yếu tố trước đây bị xem nhẹ có thể ảnh hưởng đến tác động của trận động đất lớn tiếp theo: hóa thạch của các sinh vật biển bé xíu.


Các nhà nghiên cứu ở New Zealand đã phát hiện ra một yếu tố trước đây bị bỏ qua trong việc xác định mức độ mạnh của một trận động đất trong tương lai – các hóa thạch biển nhỏ xíu (Ảnh: Depositphotos)

Vùng hút chìm Hikurangi là đường đứt gãy lớn nhất của New Zealand, chạy dọc ngoài khơi bờ biển phía đông của vùng đảo phía bắc. Nó đánh dấu ranh giới của các mảng Thái Bình Dương và Australia, với mảng trước đâm bên dưới mảng kia khi chúng va chạm. Điều này làm cho khu vực này có khả năng tạo ra một số trận động đất mạnh, với các sự kiện mạnh hơn 8 độ Richter được ghi nhận và trận cao tới 9 độ Richter được cho là có thể xảy ra.

Việc kiểm tra kỹ hơn vùng hút chìm là cần thiết để có những dự đoán chính xác hơn về các trận động đất nhưng vị trí và độ sâu ngoài khơi của vùng này khiến việc đó trở nên khó khăn. Vì vậy, đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Te Herenga Waka từ Đại học Victoria Wellington đã tiến hành điều tra các loại đá tương tự như đá vôi, đá bùn và bột kết trên một bãi đất liền gần đó.

Trong các bãi trầm tích này, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một lượng lớn canxít, một loại khoáng carbonate phổ biến mà trong trường hợp này là từ vỏ của các sinh vật biển cổ đại nhỏ bé. Và điều này có thể đóng một vai trò lớn hơn những gì nó được ghi nhận. Nếu canxít có thể hòa tan với số lượng đủ cao, nó có thể hoạt động như chất bôi trơn cho 2 mảng kiến ​​tạo, cho phép chúng trượt dễ dàng mà không gây ra các trận động đất đáng chú ý trên bề mặt. Tuy nhiên, nếu nó không tan, đường đứt gãy có thể bị mắt kẹt và tích lũy năng lượng mà cuối cùng có thể được giải phóng dưới dạng một trận động đất lớn hơn.

Tiến sĩ Carolyn Boulton, tác giả dẫn đầu nghiên cứu cho biết: “Canxít tan nhanh hơn khi nó bị căng thẳng cao và khi nhiệt độ lạnh hơn. Nó hòa tan dễ dàng hơn ở nhiệt độ thấp - chẳng hạn như nhiệt độ phòng. Nhưng nó sẽ khó hòa tan hơn khi nhiệt độ tăng lên - chẳng hạn như ở sâu hơn trong lòng trái đất. Trong vùng hút chìm, nhiệt độ tăng chậm hơn trên đất liền - chỉ khoảng 10 ºC (18 ° F) mỗi km. Vì vậy, chỗ nứt gãy thực sự nhạy cảm với những gì mà canxít, những lớp vỏ của những sinh vật biển già cỗi, đang làm. Số lượng và hoạt động của canxít từ những sinh vật này là một phần lớn của bài toán đố về việc trận động đất tiếp theo có thể lớn đến mức nào”.

Mặc dù nhóm đã xác định được nhân tố mới tiềm năng này nhưng vẫn chưa rõ ảnh hưởng của canxít thực sự phát huy như thế nào trong thế giới thực. Và thật không may, thật khó để kiểm tra vùng hút chìm thực sự nếu không sử dụng thiết bị khoan phức tạp. Lý tưởng nhất, giả thuyết sẽ được kiểm tra bằng cách kiểm tra xem các mảng có trượt qua nhau theo chuyển động trượt chậm nhẹ nhàng vốn khó phát hiện hay chúng bị mắc kẹt và có khả năng hình thành một trận động đất mạnh trong tương lai.

“Điều chúng tôi thực sự muốn biết là: Liệu có những sự kiện diễn ra chậm mà chúng ta chưa phát hiện ra không? Những tảng đá di chuyển mà không có động đất, hay chúng thực sự đang bị kẹt lại? Điều đó sẽ giúp cho chúng tôi biết điều gì có thể xảy ra trong trận động đất tiếp theo”, Boulton cho biết thêm.

LH (New Atlas)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập