Sự đô thị hóa nhanh chóng có thể dẫn giảm đa dạng
sinh học đất, gây tác động đến sức khỏe con người (Ảnh: Depositphotos)
Người ta dự đoán rằng, đến năm 2050, 70% dân số trái đất sẽ
sống ở các thành phố. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng trên hành tinh đặt ra rủi
ro đối với đa dạng sinh học do mất đi không gian xanh và môi trường sống tự
nhiên, đồng thời gia tăng ô nhiễm. Nhưng một yếu tố môi trường quan trọng khác
thường bị bỏ qua như một yếu tố đóng góp cho đa dạng sinh học: đó là đất.
Người đứng đầu Nhóm Sinh thái Đất Đô thị tại Viện Môi trường
Đô thị thuộc Học viện Khoa học và Khoa học Trung Quốc, tác giả chính dẫn đầu nghiên
cứu Giáo sư Xin Sun cho biết: “Tiềm năng cải thiện sức khỏe con người bằng cách
tăng cường đa dạng sinh học đất là một lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng
quan trọng nhưng còn ít được tìm hiểu”.
Đất đóng góp cho sức khỏe con người theo nhiều cách khác
nhau: cung cấp thức ăn cho con người và động vật, cung cấp các nguồn tài nguyên
quan trọng liên quan đến sức khỏe như kháng sinh và dược phẩm, đồng thời điều tiết
phản ứng miễn dịch ở người.
Mất cân bằng hệ sinh thái trên đất có thể dẫn đến sự gia
tăng vi khuẩn cơ hội và giun ký sinh, tăng phát thải khí nhà kính, rửa trôi chất
dinh dưỡng và giảm sự phát triển của thực vật.
Tiến sĩ Craig Liddicoat, người đóng góp cho nghiên cứu từ Đại
học Flinders ở Nam Úc cho biết: “Thật không may, việc quản lý đất đai liên quan
đến đô thị hóa, bít kín bề mặt, ép nén, ô nhiễm và loại bỏ thảm thực vật có thể
ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học của đất vốn là một trong những kho đa dạng
sinh học lớn nhất trái đất”.
Một vấn đề mà các nhà nghiên cứu xem xét là tác động của đa
dạng sinh học đất đối với khả năng miễn dịch ở người. Có bằng chứng cho thấy rằng
việc giảm tiếp xúc với đa dạng sinh học khi sống ở thành phố có thể khiến hệ miễn
dịch quá nhạy cảm với những thứ như hạt bụi và phấn hoa.
Họ trích dẫn các nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ em lớn
lên ở các trang trại, so với ở khu vực thành thị có tần suất dị ứng thấp hơn. Đặc
biệt, một nghiên cứu dài hạn của Phần Lan về trẻ em ở nhà trẻ ở đô thị cho thấy
việc đưa cây cối và đất vào sân nhà trẻ giúp tăng cường sự phát triển của vi
khuẩn tốt và ức chế vi khuẩn xấu trên da và trong ruột của trẻ.
Sau khi xem xét các mối liên hệ tiêu cực và tích cực giữa
đa dạng sinh học đất và sức khỏe con người, các nhà nghiên cứu kết luận rằng sức
khỏe con người nên được ưu tiên bằng cách bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học
đất ở các khu vực đô thị.
Họ cũng chỉ ra lợi ích bổ sung mà việc mở thêm công viên, tăng
diện tích vườn và rừng mang lại sẽ giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng.
Phó giáo sư Martin Breed, đồng tác giả nói: “Chúng ta cần
xem xét lại các chiến lược để xây dựng lại chất lượng và khả năng tiếp xúc với
đất thông qua phục hồi, đồng thời tìm ra những cách sáng tạo hơn để phủ xanh và
xây dựng lại các thành phố của chúng ta để cải thiện không chỉ môi trường mà
còn cả sức khỏe của chính chúng ta.
LH (Scimex)