Chất tạo ngọt
trong các loại đồ uống cho người ăn kiêng phổ biến này được liên hệ với suy giảm
nhận thức (Ảnh: Depositphotos)
Các nhà nghiên
cứu tại Đại học Y khoa bang Florida (FSU) mới đây vừa phát hiện ra rằng những
con chuột sử dụng aspartame ở mức thấp hơn đáng kể so với mức được Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho là an toàn đã truyền lại tình trạng suy
yếu khả năng học tập và trí nhớ không gian cho con cái của chúng. Những dấu hiệu
di truyền này không có ở nhóm đối chứng không tiếp xúc với aspartame.
Phát hiện này theo
sau một nghiên cứu năm 2022 của các nhà nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ
aspartame với hành vi giống như lo lắng được truyền lại tới 2 thế hệ.
Đồng tác giả
Pradeep Bhide, từ Khoa Khoa học Y sinh của FSU cho biết: “Có một sự trùng lắp nào
đó về khả năng học tập, trí nhớ và sự lo lắng, theo nghĩa là thường có yếu tố cảm
xúc đối với việc học của chúng ta. Khi có tác động về mặt cảm xúc, bạn sẽ nhớ tốt
hơn. Nhưng đây là một chức năng và mạng lưới não khá khác biệt”.
“Điều thứ 2
chúng tôi nhận thấy ở đây, không giống như sự lo lắng (trong nghiên cứu trước),
điều này chỉ diễn ra trong một thế hệ. Nó không được thấy ở thế hệ cháu, mà chỉ
ở con (của chuột đực), đây là một bằng chứng khác cho thấy những kiểu lây truyền
này xảy ra do những thay đổi biểu sinh ở tinh trùng”, ông cho biết thêm.
Trong 16 tuần,
một nhóm chuột uống nước pha với 7% lượng đầu vào aspartame tối đa theo FDA -
tương đương với 2 lon nước ngọt dành cho người ăn kiêng 237 ml mỗi ngày và một
nhóm khác được cho uống liều cao hơn, 15%. Còn nhóm đối chứng chỉ uống nước.
Chuột được kiểm
tra các nhiệm vụ nhận thức khác nhau trong tuần thứ 4, 8 và 12, với bài kiểm
tra cuối cùng yêu cầu các con vật học cách tìm hộp thoát hiểm “an toàn” trong số
40 lựa chọn trong một không gian hình tròn.
Những con chuột
đối chứng dùng aspartame tìm thấy chiếc hộp nhanh chóng; cả nhóm dùng aspartame
7% và 15% đều mất nhiều thời gian hơn để học cách thực hiện nhiệm vụ.
Sau đó, khi con
đực nhóm aspartame được lai với con cái không tiếp xúc với aspartame, cả con đực
và con cái ở thế hệ đầu tiên đều có những khiếm khuyết tương tự về học tập và
trí nhớ.
Đồng tác giả
Deirdre McCarthy từ Khoa Khoa học Y sinh và Trung tâm Sửa chữa Não cho biết:
“Chúng tôi thấy chúng sử dụng một chiến lược khác nhưng chúng đã tìm ra lối
thoát hiểm. Chúng đã bù đắp theo một cách nào đó. Một lần nữa, chúng có thể làm
được nhưng cần thời gian lâu hơn hoặc có thể cần thêm sự trợ giúp”.
Các nhà nghiên
cứu hy vọng sẽ tìm thấy được những thay đổi biểu sinh do aspartame gây ra ở
tinh trùng. Điều thú vị là sự suy yếu về khả năng học tập và trí nhớ không được
truyền sang thế hệ chuột thứ 2.
Các nghiên cứu
trước đây đã liên kết aspartame với các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm sự gián
đoạn hệ vi sinh vật đường ruột, điều chỉnh lượng đường trong máu và tăng cân.
Hồi tháng 7, bộ
phận nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức đưa
aspartame vào danh sách chất có thể gây ung thư cho con người, điều mà FDA đã phản
bác ngay sau đó.
Aspartame lần đầu
tiên được chấp thuận sử dụng trong chất làm ngọt cho đồ ăn vào năm 1981, nước
ngọt dành cho người ăn kiêng vào năm 1983 và trong các sản phẩm khác vào năm
1996. Hiện nay, nó được sử dụng trong hơn 6.000 sản phẩm trên toàn cầu, bao gồm
cả kem đánh răng và vitamin dạng nhai.
LH (Đại học
Bang Florida)