ISS quay
quanh trái đất bằng tất cả sự vinh quang của nó - Ảnh: NASA
NASA sẽ tiếp quản
phương tiện hạ quỹ đạo sau khi được hoàn thành và sẽ vận hành nó trong suốt nhiệm
vụ vào thời điểm nào đó trong năm 2030. Trong khi dẫn đường cho ISS vào bầu khí
quyển, dự kiến cả phương tiện hạ quỹ đạo và ISS - có kích thước gần bằng một
ngôi nhà 6 phòng ngủ, 2 phòng tắm - sẽ bốc cháy an toàn trước khi chạm đất. Nếu
có bất kỳ mảnh vỡ nào rơi xuống bề mặt trái đất, chúng sẽ hạ cánh an toàn tại một
khu vực của Nam Thái Bình Dương thường được sử dụng để hạ quỹ đạo tàu vũ trụ.
5 cơ quan vũ trụ
điều hành ISS – cụ thể là ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu), JAXA (Cơ quan Thám hiểm
Hàng không Vũ trụ Nhật Bản), CSA (Cơ quan Vũ trụ Canada), Tập đoàn Vũ trụ Nhà
nước Roscosmos (Nga) và NASA – có trách nhiệm đảm bảo việc ngừng hoạt động an
toàn của ISS sau 30 năm hoạt động.
Hiện tại, NASA
đang phải chi hơn 3 tỷ USD mỗi năm cho chương trình trạm vũ trụ, trong đó có
1,3 tỷ đô cho các hoạt động trên trạm và gần 1,8 tỷ đô cho việc vận chuyển phi
hành đoàn và hàng hóa.
“Số tiền này có
thể dành cho các sáng kiến thám hiểm không gian sâu của NASA, cho phép Cơ
quan này khám phá xa hơn và nhanh hơn vào không gian sâu. Số tiền này cũng có
thể được sử dụng cho các chương trình khác của NASA”, NASA tuyên bố trong báo cáo
chuyển đổi từ ISS.
Với trọng lượng
419.725 kg của ISS và di chuyển với tốc độ 29.000 km/h trong khi vòng quay
quanh trái đất 90 phút một lần, đây sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với
các kỹ sư SpaceX, những người sẽ chịu trách nhiệm thiết kế tàu vũ trụ.
Hình ảnh
tách rời của ISS và tất cả các phân đoạn khác nhau của nó - Ảnh: NASA
Đây sẽ là
một ngày buồn cho cộng đồng không gian
ISS thực sự là
biểu tượng của sự hợp tác quốc tế và tiến bộ khoa học trong hoạt động thám hiểm
không gian.
Dự án bắt đầu
vào tháng 11/1998, với các mô-đun được phóng lên quỹ đạo trái đất thấp, nơi
chúng lắp ráp nên trạm vũ trụ. Gần 2 năm sau đó, các phi hành gia Sergey
Krikalev và Yuri Gidzenko cùng với phi hành gia William Shepherd đã bay vào quỹ
đạo, ghép nối với ISS và cũng là những người đầu tiên lên tàu. Trong gần 24 năm
kể từ đó, trạm liên tục được đón các nhà thám hiểm không gian từ 23 quốc gia
khác nhau.
Công nghệ đã
thay đổi rất nhiều kể từ khi dự án bắt đầu nhưng Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ mãi mãi
mang trong mình di sản là trạm vũ trụ đầu tiên. Ngay cả trong thời kỳ hỗn loạn
địa chính trị cách đó 227 dặm, ISS vẫn là nơi mà dù là nhiệm vụ quan trọng hay
tầm thường thì khoa học, học tập và tính nhân văn vẫn được đặt lên hàng đầu.
ISS kết
thúc nhưng là khởi đầu của điều gì đó lớn hơn
Năm 2020, NASA
đã trao hợp đồng trị giá 140 triệu đô la cho Axiom Space để cung cấp ít nhất một
mô-đun thương mại có thể ở được để gắn vào ISS. Axiom hy vọng sẽ gắn mô-đun đầu
tiên của mình vào trạm vào năm 2026, với kế hoạch cho mô-đun thứ 2 và thứ 3 mỗi
năm sau đó. Khi đến lúc ISS hết hạn sử dụng, Axiom có thể tách rời các mô-đun
của mình để tạo thành trạm vũ trụ nổi độc lập thương mại của công ty.
Lunar Gateway -
một trạm vũ trụ quốc tế nhỏ hơn sẽ nằm tại Điểm Lagrange giữa trái đất và mặt
trăng cũng đang được xây dựng, làm điểm dừng cho các sứ mệnh trên Mặt trăng.
NASA cũng có các thỏa thuận với Blue Origin, Nanoracks LLC và Northrop Grumman
Systems Corporation cho các mô-đun bay tự do khác.
Những sự
thật thú vị về ISS:
Trạm vũ trụ này
trải dài 109 m từ đầu này đến đầu kia và có thể chứa tới 8 tàu vũ trụ neo đậu
cùng lúc với 388 mét khối không gian có áp suất có thể ở được
Xây dựng ISS là
một nỗ lực to lớn, với 42 lần phóng đưa các mô-đun và thành phần của nó lên quỹ
đạo trái đất thấp
ISS đã tổ chức
gần 3.000 thí nghiệm nghiên cứu
Trong một khoảng
thời gian 24 giờ duy nhất, ISS quay quanh trái đất 16 lần - tức là 16 lần hoàng
hôn và 16 lần bình minh, và khoảng cách tương đương từ đi trái đất đến mặt
trăng và quay trở lại mỗi ngày
Hệ thống thu hồi
nước trên ISS, chịu trách nhiệm tái chế chất thải sinh học và các chất thải
tương tự, giúp giảm lượng nước cần cung cấp từ trái đất khoảng 66%
ISS có khoảng
350.000 cảm biến an toàn được giám sát liên tục
Các tấm pin
năng lượng mặt trời sản xuất từ 75 đến 90 kW điện – một ngôi nhà trung bình sử
dụng 1,3 kW mỗi ngày
Các phi hành
gia đã chụp hơn 3,5 triệu bức ảnh về hành tinh của chúng ta từ ISS
LH (New Atlas)