Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Chip máy tính quang dạng mô-đun cho phép hoán đổi, bổ sung chức năng mới   22-06-2022
Các kỹ sư tại MIT vừa phát triển một con chip máy tính dạng mô-đun với các thành phần có thể giao tiếp với nhau bằng tia sáng. Điều này có thể cho phép các thiết bị điện tử có thể dễ dàng nâng cấp cảm biến hoặc bộ vi xử lý mới thay vì thay thế toàn bộ chip.


Các kỹ sư MIT vừa phát triển một con chip dạng mô-đun mới sử dụng ánh sáng để giao tiếp giữa các thành phần (Ảnh: MIT)

Thị trường điện tử đã đến thời điểm mà nhiều người tiêu dùng mỗi năm sẽ đổi một chiếc smartphone mới hơn, bóng sáng hơn và tốt hơn một chút. Nâng cấp các bộ phận riêng lẻ thực sự không phải là một tùy chọn đối với nhiều thiết bị mà đòi hỏi phải thay thế toàn bộ. Đó không phải là các xử lý có trách nhiệm với môi trường nhất đối với các thiết bị điện tử.

Kiểu mô-đun có thể đi được một chặng đường dài, cho phép người dùng hoán đổi các chức năng mới hoặc cải tiến, chẳng hạn như pin lớn hơn hoặc máy ảnh xịn hơn. Vì vậy, đối với nghiên cứu mới, nhóm MIT đã tìm cách chứng minh phương pháp này trên một con chip máy tính đơn.

Con chip dạng mô-đun của nhóm được tạo thành từ các thành phần phân lớp như trí tuệ nhân tạo, bộ xử lý và cảm biến có thể xếp chồng lên nhau hoặc hoán đổi vị trí để xây dựng một con chip thực hiện các chức năng cụ thể khi cần hoặc nâng cấp chip khi có công nghệ mới.

“Bạn có thể thêm nhiều lớp điện toán và cảm biến tùy thích, chẳng hạn như ánh sáng, áp suất và thậm chí cả mùi. Chúng tôi gọi đây là chip AI có thể cấu hình lại giống LEGO vì nó có khả năng mở rộng không giới hạn tùy thuộc vào sự kết hợp của các lớp”, đồng tác giả của nghiên cứu Jihoon Kan cho biết.

Nhưng có lẽ điều ấn tượng nhất là cách các lớp của con chip này tương tác với nhau. Thiết bị điện tử mô-đun gặp rắc rối trong việc làm cho các thành phần mới và cũ giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, chip MIT sử dụng các tia sáng để truyền tải thông tin giữa mỗi lớp.

Nhóm nghiên cứu đã trang bị cho mỗi thành phần phân lớp của chip với đèn LED và bộ tách sóng quang phù hợp với các thành phần kế tiếp. Khi một bộ phận cần giao tiếp với bộ phận khác, nó sẽ nhấp nháy các pixel LED của nó theo một hình mẫu nhất định mã hóa dữ liệu mà các bộ tách sóng quang của lớp nhận có thể diễn dịch được.

Để demo thiết kế này, nhóm đã tạo ra một con chip có kích thước 4 mm2, được tạo thành từ 3 lớp điện toán. Mỗi lớp chứa một cảm biến hình ảnh, một hệ thống tách sóng quang và một mảng khớp thần kinh nhân tạo được thiết kế để nhận dạng một chữ cái cụ thể là M, I hoặc T.

Để kiểm tra, các nhà nghiên cứu đã cho chip tiếp xúc với hình ảnh pixel của các chữ cái ngẫu nhiên, sau đó đo cường độ dòng điện mà mỗi mảng tạo ra khi phản ứng. Dòng điện càng mạnh thì mảng nhận dạng chữ cái càng tốt.

Sử dụng quy trình này, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng con chip có thể phân loại hình ảnh của các chữ cái mà nó được huấn luyện rất tốt nếu hình ảnh rõ nhưng kém hơn khi hình ảnh bị mờ. Để chứng minh tính mô-đun của chip, các kỹ sư sau đó đã chèn vào một bộ xử lý "khử nhiễu" có thể xử lý hình ảnh mờ tốt hơn và như dự đoán, khả năng nhận dạng chữ cái của chip đã được cải thiện.

Min-Kyu Song, một đồng tác giả khác của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã cho thấy khả năng xếp chồng, khả năng thay thế và khả năng chèn một chức năng mới vào chip.

Nhóm dự định sẽ áp dụng kỹ thuật này cho “thiết bị điện toán biên”, là những cảm biến nhỏ chuyên dùng cho internet của đồ vật (IoT) .

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập