Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Ocean Battery lưu trữ năng lượng tái tạo dưới đáy biển   06-07-2022
Cũng hữu ích như bản thân các nguồn năng lượng tái tạo, chúng cần được giữ trong các hệ thống lưu trữ để dành năng lượng để sử dụng cho những thời điểm mặt trời không chiếu sáng hoặc gió không thổi. Ocean Battery là một thiết kế mới cho hệ thống lưu trữ năng lượng có chức năng giống như một đập thủy điện dưới đáy biển.


Thành phần chính của hệ thống Ocean Battery: túi dẻo (phía trên bên trái), bể chứa bê tông (ở giữa bên trái) và thành phần máy móc (màu vàng ở giữa) chứa máy bơm và tuabin (Ảnh: Ocean Grazer)

Được phát triển bởi startup Ocean Grazer của Hà Lan, Ocean Battery được thiết kế để lắp đặt dưới đáy biển gần các hệ thống phát năng lượng tái tạo ngoài khơi như tuabin gió, trang trại năng lượng mặt trời nổi, hệ thống năng lượng thủy triều và năng lượng sóng biển. Hệ thống được tạo thành từ 3 thành phần cùng hoạt động theo nguyên tắc tương tự như của đập thủy điện.

Chôn dưới đáy biển là một bể chứa bằng bê tông chứa tới 20 triệu lít nước ngọt, được lưu trữ ở mức áp suất thấp. Một hệ thống máy bơm và tuabin kết nối bể chứa với một túi dẻo trên đáy biển. Điện dư thừa từ các nguồn tái tạo có thể được sử dụng để bơm nước từ bể chứa vào túi. Khi cần năng lượng, túi được mở van và dưới bởi áp lực của nước biển phía trên nó, nước được ép đẩy trở lại bể chứa, làm quay các tuabin trên đường đi để tạo ra điện năng cung cấp vào lưới điện.

Nhóm Ocean Grazer nói rằng hệ thống có hiệu suất từ ​​70 đến 80% và có thể chạy không giới hạn số chu kỳ trong vòng đời hoạt động hơn 20 năm. Nó cũng có khả năng mở rộng quy mô khá cao - mỗi bể chứa bê tông có công suất 10 MWh, vì vậy bổ sung thêm nhiều bể chứa này có thể tăng công suất tổng thể. Các máy bơm và tuabin cũng có thể được bổ sung vào để tăng sản lượng điện, nếu cần thêm năng lượng nhanh chóng.

Ý tưởng về Ocean Battery rất hấp dẫn nhưng nó không phải thiết kế pin đại dương duy nhất đã và đang nghiên cứu. Subhydro đã vạch ra một ý tưởng tương tự là bơm nước biển ra khỏi các bể đặt dưới đáy biển, sau đó khi cần điện, nước sẽ được đưa trở lại, làm quay các tuabin khi nó đầy bể. MIT cũng mô tả một khái niệm tương tự bằng cách sử dụng các quả cầu bê tông rỗng. Một thiết kế khác gần đây tận dụng sức nổi, sử dụng điện để kéo và giữ các vật chứa giống như khinh khí cầu dưới nước, sau đó thả chúng ra để tạo ra điện.

Tuy nhiên, sẽ không có một giải pháp nào phù hợp với mọi tình huống, do vậy, việc giải quyết một vấn đề toàn cầu như lưu trữ năng lượng tái tạo có thể sẽ cần đến một loạt các ý tưởng sáng tạo và khác biệt này.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập