Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Công cụ CRISPR mới sửa đột biến bằng cách sao chép gen giữa các nhiễm sắc thể   06-07-2022
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California San Diego (UCSD) vừa trình diễn một biến thể mới đầy hấp dẫn trên hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR liên quan đến việc sửa một đột biến trên một nhiễm sắc thể bằng cách sao chép một phiên bản khỏe mạnh từ nhiễm sắc thể khác. "Copy" DNA dường như hoạt động tốt hơn là cắt nó.


Một kiểu công cụ chỉnh sửa gen CRISPR mới cho phép sửa đột biến bên trong một nhiễm sắc thể bằng cách sao chép gen khỏe mạnh từ nhiễm sắc thể kia qua (Ảnh: Depositphotos)

Trong nhiều rối loạn di truyền, đột biến gây dị tật chỉ xảy ra trên một nhiễm sắc thể, trong khi nhiễm sắc thể kia chứa một phiên bản đầy đủ chức năng của chính gen đó. Công cụ CRISPR mới sửa chữa đột biến ở một nhiễm sắc thể bằng cách sao chép gen khỏe mạnh từ nhiễm sắc thể kia, một quá trình mà nhóm nghiên cứu gọi là sửa chữa theo khuôn nhiễm sắc thể tương đồng (HTR).

Để trình diễn thực tế phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã biến đổi gen ruồi giấm bị một đột biến dễ nhìn thấy bằng mắt thường - mắt trắng tinh, mà sẽ tạo thành các mảng màu đỏ nếu quá trình chỉnh sửa gen có tác dụng. Và như dự đoán, sắc tố đỏ đã quay trở lại ở nhiều cá thể côn trùng.

Nhóm nhận thấy rằng HTR có thể được thực hiện hiệu quả hơn nữa nếu nó được kết hợp với một cải tiến CRISPR gần đây khác được gọi là “nickase”. Enzyme Cas9 thông thường sẽ cắt cả hai sợi DNA, vốn có tỷ lệ thành công thấp hơn và có thể gây ra lỗi. Nhưng nickase chỉ cắt một sợi DNA, cho phép việc chỉnh sửa được thực hiện chính xác và an toàn hơn.

Trong thử nghiệm trên ruồi giấm, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng CRISPR-Cas9 có tỷ lệ sửa chữa thành công chỉ từ 20 đến 30%, thường chỉ lấy lại được các mảng màu đỏ nhỏ cho mắt của côn trùng trong khi cũng thường xuyên tạo ra các đột biến trệch mục tiêu. Trái lại, nickase sửa chữa 50 đến 70% các gen được nhắm mục tiêu, khôi phục màu mắt gần như bình thường với ít đột biến ngoài ý muốn hơn nhiều.

Nhóm nghiên cứu cho hay kỹ thuật mới rốt cuộc có thể áp dụng cho các tế bào của con người nhưng trước hết vẫn còn nhiều việc nữa phải làm.

Tác giả cao cấp của nghiên cứu Annabel Guichard: “Chúng tôi vẫn chưa biết quá trình này sẽ chuyển sang tế bào người như thế nào và liệu chúng tôi có thể áp dụng nó cho bất kỳ gen nào được hay không. Một số điều chỉnh có thể cần thiết để có được HTR hiệu quả đối với các đột biến gây bệnh do nhiễm sắc thể của người mang theo”.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập