Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Hy vọng cho con người về khả năng sinh sản bất chấp tuổi tác của chuột chũi trụi lông   27-04-2023
Một lần nữa, chuột chũi trụi lông đã giáng một đòn mạnh vào các nhà khoa học, với nghiên cứu mới cho thấy sự bất thường của chúng trong quá trình sinh sản của loài động vật có vú này có thể nắm giữ chìa khóa để bảo vệ khả năng sinh sản của con người.


Những kỳ tích đáng chú ý trong sinh sản của chuột chũi có thể dẫn đến các liệu pháp s​inh sản ở người (Ảnh: UPMC)

Loài gặm nhấm sống dưới lòng đất gần như mù lòa này đã phá vỡ nhiều tiêu chuẩn sinh học như khả năng chống ung thư, khả năng chống đau, ít có dấu hiệu suy giảm theo tuổi tác và có khả năng chuyển đổi năng lượng giống như thực vật trong môi trường thiếu ôxy. Giờ đây, một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ cách thức loài gặm nhấm giống cái - sống đến hơn 30 năm - có thể tiếp tục sinh con trong suốt độ tuổi xế chiều của chúng.

Tiến sĩ Miguel Brieño-Enríquez, Phó giáo sư tại Viện Nghiên cứu Phụ nữ Magee và Khoa Sản, Phụ khoa và Khoa học Sinh sản của Đại học Y khoa Pittsburgh cho biết: “Chuột chũi trụi lông là loài động vật kỳ lạ nhất. Chúng là loài gặm nhấm sống lâu nhất, hầu như không bao giờ bị ung thư, không cảm thấy đau đớn như các loài động vật có vú khác, chúng sống thành đàn dưới lòng đất và chỉ có con chúa mới có thể sinh con. Nhưng đối với tôi, điều tuyệt vời nhất là chúng không bao giờ ngừng sinh con – chúng không hề bị suy giảm khả năng sinh sản khi có tuổi”.

Nhóm nghiên cứu đã so sánh buồng trứng của chuột chũi trụi lông với buồng trứng của chuột nhắt qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong khi những con chuột nhắt cho thấy khả năng sinh sản giảm từ khoảng 9 tháng với tuổi thọ khoảng 4 năm thì những loài gặm nhấm có kích thước tương tự của chúng lại không như vậy. Hầu hết các động vật có vú giống cái, bao gồm cả người và chuột, được sinh ra với một số lượng hữu hạn các tế bào trứng vốn cạn kiệt theo thời gian, ngày càng cản trở khả năng sinh sản. Tuy nhiên, chuột chũi dường như có các quá trình sinh học đặc biệt bảo tồn các tế bào này và duy trì khả năng sinh sản của chúng trong suốt cuộc đời.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cũng tách những con cái 3 tuổi không sinh sản khỏi đàn để kích hoạt quá trình sinh sản của chúng. Họ sớm phát hiện ra rằng những con cái này có các tế bào tiền thân của trứng bắt đầu phân chia, để chuẩn bị cho vai trò chuột chúa của chúng và trở thành chuột chũi sinh sản. Không giống như con người và các động vật có vú khác, quá trình tạo trứng này xảy ra sau khi sinh ở chuột chũi trụi lông, với các tế bào tiền thân của trứng phân chia để tạo thành tế bào trứng ở cả con 3 tháng tuổi và 10 tuổi.

“Điều này rất quan trọng vì nếu có thể tìm ra cách chúng có thể làm được điều này, chúng ta có thể phát triển các đích nhắm thuốc hoặc kỹ thuật mới để giúp ích cho sức khỏe con người. Mặc dù con người đang sống lâu hơn nhưng thời kỳ mãn kinh vẫn xảy ra ở cùng độ tuổi”, Brieño-Enríquez nói.

Ở người, quá trình tạo trứng xảy ra ở giai đoạn phát triển phôi thai, vì vậy số lượng tế bào trứng được giới hạn khi sinh. Một đến 2 triệu tế bào trứng giảm xuống còn 300.000-500.000 ở tuổi dậy thì và giảm dần sau đó cho đến khi mãn kinh. Trong khi một số bị mất do rụng trứng, hầu hết chết đi. Tìm ra cách chuột chũi bảo tồn các tế bào trứng của chúng - và thậm chí tạo ra nhiều hơn - trong suốt cuộc đời dài của chúng có khả năng tạo ra những hướng đi mới cho các liệu pháp sinh sản cho con người.

 “Chúng tôi hy vọng sẽ sử dụng những gì học được từ chuột chũi trụi lông để bảo vệ chức năng buồng trứng khi lớn tuổi và kéo dài khả năng sinh sản”, Brieño-Enríquez cho biết thêm.

LH (New Atlas)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập