Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Vật liệu ốp chống cháy thân thiện với môi trường được làm từ thủy tinh tái chế   16-03-2023
Mặc dù thủy tinh được biết hoàn toàn có khả năng tái chế nhưng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) tuyên bố rằng chỉ khoảng 1/3 vật liệu thủy tinh sau khi sử dụng thực sự được tái chế. Tin vui là một vật liệu ốp dựa trên thủy tinh mới có thể giúp tăng con số đó.


PGS. Dilan Robert (bên trái) và PGS. Everson Kandare đang cầm các mẫu tấm ốp thủy tinh tái chế (Ảnh: Đại học RMIT)

Không giống như vật liệu phủ vốn được áp trực tiếp lên bề mặt ngoài của tòa nhà, tấm ốp được áp theo cách có một khe hở không khí hẹp giữa vật liệu và tường. Ngoài các chức năng khác, tấm ốp giúp các tòa nhà giữ nhiệt, chống nước mưa, ngăn tiếng ồn từ môi trường và thường dùng cho mục đích trang trí.

Tấm ốp mới do một nhóm tại Đại học RMIT của Úc phát triển được cấu thành từ 83% thủy tinh mài mòn mà nếu không được sử dụng sẽ phải đem đi chôn lấp. Các thành phần khác của vật liệu bao gồm chất kết dính polyme và chất phụ gia chống cháy.

Các chất kết dính này rất quan trọng vì chúng làm cho tấm ốp cứng hơn nhiều so với các vật liệu ốp hoàn toàn bằng thủy tinh được phát triển trước đây vốn có xu hướng giòn. Các chất chống cháy rõ ràng cũng khá quan trọng, đặc biệt là nếu lớp ốp bắt lửa, khoảng trống giữa nó và tòa nhà sẽ hoạt động giống như một ống khói, khiến đám cháy trở nên tồi tệ hơn.

Như một phần thưởng bổ sung, tấm ốp thủy tinh tái chế được tuyên bố là rẻ tiền, chống thấm và đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc. Vật liệu hiện đang được thương mại hóa thông qua quan hệ đối tác với công ty công nghệ vật liệu có tên Livefield.

“Bằng cách sử dụng một lượng lớn thủy tinh tái chế trong các tấm ốp tòa nhà, đồng thời đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ và các tiêu chuẩn khác, chúng tôi đang giúp tìm ra giải pháp cho thách thức rác thải rất thực tế. Tái sử dụng lượng thủy tinh nếu không sẽ phải đem đi chôn lấp sẽ mang lại lợi ích cả về kinh tế, xã hội lẫn môi trường”, nhà khoa dẫn đầu PGS. Giáo sư Dilan Robert chia sẻ.

LH (Đại học RMIT)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập