Tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày vì nạn nhân da cam
Bà
Đào Nguyên, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cho biết, trong
thời gian qua, các cấp Hội quan hệ thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan tuyên truyền, các cơ quan báo chí, Đài phát thanh truyền hình Đồng Nai
trong công tác tuyên truyền. Theo đó, các nội dung tuyên truyền tập trung vào
các chủ đề như: thảm họa da cam ở Việt Nam, ở Đồng Nai, Chỉ thị số: 43-CT/TW
của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh ở Việt Nam” và công tác khắc phục thảm họa da cam; chế độ
chính sách đối với nạn nhân; vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ; phong trào chăm
sóc; giúp đỡ nạn nhân; những điển hình tiên tiến cán bộ Hội, hội viên, nhà tài
trợ, nạn nhân vượt khó vươn lên; tình cảm của nhân dân cả nước và bạn bè quốc
tế đối với nạn nhân.
Để nâng cao hiệu quả tuyên
truyền, các cấp hội cũng đa dạng hóa các hình thức tuyến truyền để nâng cao
hiệu quả, thông qua việc cung cấp bản tin da cam, cung cấp tờ gấp tuyên truyền,
cung cấp tài liệu, phát hành sách, đưa tin, bài trên các phương tiện thông tin
đại chúng, treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức họp mặt, hội nghị, mít tinh, tuyên
truyền miệng…
Đẩy mạnh hoạt động chăm lo cho nạn nhân da cam
Hàng năm công tác tuyên
truyền được đẩy mạnh, đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân và cộng đồng dân cư hiểu, cảm thông nỗi đau, sự thiệt thòi mất
mát của các nạn nhân chất độc da cam. Qua đó khơi dậy phong trào “Vì nạn nhân
chất độc da cam” cùng với Đảng, Nhà nước và tổ chức Hội chăm sóc, giúp đỡ nạn
nhân, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân.
Báo
cáo của Hội Nạn nhân da cam tỉnh cho biết, trong 5 năm qua, Hội đã phối hợp vận
động được 39,5 tỷ đồng, theo đó, các hoạt động
hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam đã được chú trọng, thực hiện giải
quyết những vấn đề cơ bản thiết yếu của nạn nhân, hàng năm có gần 4.000 nạn
nhân chất độc da cam trong tỉnh có hoàn cảnh khó khăn được tham gia các chương
trình chăm sóc, giúp đỡ của các cấp Hội.
Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác
vận động, theo Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, Hội cũng sẽ tiến
hành thường xuyên công tác tuyên truyền. Chú trọng tuyên truyền nhằm góp phần
quán triệt đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải quyết hậu quả chất
độc da cam để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ hơn về hậu
quả chất độc da cam, từ đó tham gia ủng hộ nạn nhân chất độc da cam tích cực
hơn.
Đẩy mạnh tuyên truyền về ảnh hưởng chất độc da cam
Bên cạnh đó, chú ý hơn đến việc tuyên truyền đối ngoại nhằm
đạt được mục đích vạch rõ hậu quả của việc quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam
trong chiến tranh ở Việt Nam để càng có nhiều người dân, nhiều Chính phủ các
nước lên tiếng ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, tạo thành sức ép buộc
Chính phủ và các công ty hóa chất Mỹ phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả do
họ gây ra ở nước ta. Để phấn đấu hàng
năm chăm sóc, giúp đỡ trên 3.500 nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, cả nhiệm kỳ
phấn đấu hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân đạt 20 tỷ đồng. và các cấp Hội tiếp tục duy
trì và nâng cao chất lượng, các chương trình giúp đỡ nạn nhân đã có, đồng thời
nghiên cứu, mở rộng nhiều hình thức giúp đỡ khác. Mở rộng việc phối kết hợp với
các ngành, các tổ chức xã hội khác trong công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân.
Nắm chắc tình hình nạn nhân, triển khai việc chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân phù hợp
với tình hình thực tiễn. Chú trọng các hộ có nhiều nạn nhân, hộ có hoàn cảnh
khó khăn đặc biệt, những người chưa được hưởng chế độ chính sách.
Diệu Linh