Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đạt 99%.
Trong công tác quản lý đất đai, Sở
tiếp tục đăng ký đất đai, xét cấp đổi giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đât
đai cho các xã, phường, thị trấn. Xác định rõ mục tiêu phục vụ nhân dân, Sở tập
trung đẩy mạnh công tác cấp mới giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 2017-2020 của tỉnh được tổ chức thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ thẩm định hồ
sơ bồi thường tiếp tục được tăng cường thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ
giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thực hiện các dự án trọng điểm của
tỉnh.
Hoạt động quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản được thực hiện chặt chẽ.
Trên lĩnh vực quản lý, bảo vệ môi
trường ngày càng được Sở tích cực thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp
nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa sự gia tăng ô nhiễm. Trong năm 2017, Sở đã tăng
cường chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn, phối hợp trong công tác quản lý với
các sở, ban, ngành, các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Qua đó, kết quả đạt được rất đáng ghi nhận. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đạt
99%, vượt mục tiêu Nghị quyết HĐND đề ra (mục tiêu Nghị quyết 96%).
Tuy
nhiên, chỉ tiêu thành phần đảm bảo tỷ lệ rác trơ chôn lấp dưới 15% chưa đạt mục
tiêu Nghị quyết. Nguyên nhân là do Dự án đốt rác tạo điện năng tại Khu xử lý
Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) là dự án có quy mô lớn, xử lý khối lượng rác thải
phát sinh nhiều trên địa bàn các huyện Vĩnh Cửu, TP.Biên Hòa và một số địa
phương lân cận còn đang trong quá trình thu hút đầu tư, lựa chọn công nghệ và dự
kiến đến năm 2019 mới đi vào hoạt động.
Bên
cạnh đó, việc đầu tư lắp đặt các hạng mục, công trình xử lý chất thải của chủ đầu
tư các khu xử lý chất thải trên địa bàn được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê
duyệt có thời gian, lộ trình khác nhau nên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Hiện
nay lượng rác thải sinh hoạt được thu
gom trên địa bàn tỉnh vào khoảng hơn 1.200 tấn/ngày. Toàn tỉnh đã quy hoạch xây
dựng 9
Khu xử lý rác thải tại các địa phương trong tỉnh.
Đến nay đã có 19/25 KCN lắp đặt hệ thống nước thải tự động.
Về xử lý nước thải, hiện nay, tất cả
các Khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung, trong đó, có 25/31 KCN có lượng nước thải ổn định, đủ điều kiện lắp
đặt trạm quan trắc nước thải tự động. Để tăng cường quản lý chất lượng nước
thải trong KCN, Sở đã lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động tại 19/25 KCN và
đang lập các thủ tục đầu tư trạm quan trắc nước thải tự động cho 06 KCN còn lại
và dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ hoàn thành. Ngoài ra, Sở TN&MT tổ chức quan
trắc, giám sát định kỳ 01 tháng/lần nước thải sau xử lý của các KCN chưa lắp
đặt trạm quan trắc nước thải tự động. Đối với các doanh nghiệp có nguồn nước
thải lớn nằm ngoài KCN, Sở thực hiện quản lý chất lượng nước thải thông qua hệ
thống quan trắc nước thải tự động và kết nối dữ liệu về Trung tâm Công nghệ
thông tin. Qua đó, việc quản lý nước thải được thực hiện tốt, đã kịp thời cảnh
báo, thông tin cho các doanh nghiệp có nước thải vượt tiêu chuẩn để khắc phục
hiệu quả.
Riêng về công tác khắc phục ô nhiễm,
đến nay đã chứng nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm môi trường triệt để cho
152/157 cơ sở.
Các lĩnh vực quản lý tài nguyên
nước, khoáng sản được tập trung thực hiện, trong đó đáng chú ý là đã hoàn thành
xây dựng đề cương chi tiết nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm,
vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước
dưới đất, lập danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nưới dưới đất trên địa
bàn tỉnh”. Tăng cường công tác quản lý khai thác và kinh doanh khoáng sản trên
địa bàn tỉnh và phối hợp với các tỉnh, thành lân cận xây dựng quy chế quản lý
tài nguyên nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường…
L.V