Cán bộ kiểm lâm tuần tra việc bảo vệ rừng.
Theo Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp 2017 ước đạt:
266,7 tỷ đồng, tăng 1,23% so cùng kỳ; Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 29,76%, tỷ lệ che phủ cây xanh 56%. Tình hình lâm phận trên toàn tỉnh ổn định, công tác quản lý bảo vệ rừng
được duy trì và tăng cường; trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vụ vi phạm lớn
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng; pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng ở địa phương được chấp hành tốt; các kế hoạch, dự án, đề án, phương
án được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Do vậy, tài
nguyên rừng được quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững theo
mục tiêu quy hoạch và quy chế quản lý sử dụng từng loại rừng, thúc đẩy sinh
trưởng, nâng cao chất lượng và giá trị đa dạng của rừng.
Đặc biệt, công tác kiểm tra, tuần tra và xử
lý vi phạm trong quản lý bảo vệ rừng luộn được chú trọng thực hiện. Trong năm
2017, trên địa bàn toàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và tiếp nhận 266
vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (giảm 06 vụ so với năm 2016); Hành vi
vi phạm chủ yếu là: vận chuyển, mua, bán, cất giữ lâm sản trái với các quy định
Nhà nước (55 vụ), vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng rừng (50
vụ); khai thác rừng trái phép (49 vụ); Vi phạm các quy định chung của Nhà nước
về bảo vệ rừng (45 vụ).
Đàn vọoc chà vá chân đen xuất hiện ở núi Chứa Chan được bảo vệ nghiêm ngặt.
Các cơ quan chức năng đã xử
lý 255 vụ vi phạm (198 vụ vi phạm hành chính, 56 vụ lâm sản vô chủ, chuyển xử
lý hình sự 01 vụ) và đang xử lý 11 vụ; Lâm sản tịch thu: 74,9893
m3 gỗ tròn, 36,6680 m3 gỗ xẻ, 3.591 sợi song, mây, 240 kg
Chai cục, 548 cá thể động vật hoang dã (198,5kg); Thu nộp ngân sách 1.684.523 ngàn đồng. Trong
đó, tại Vườn Quốc gia Cát Tiên phát hiện và xử lý 74 vụ vi phạm, thu nộp ngân
sách 249 triệu đồng.
Trồng và phát triển rừng được chú trọng
Xác định cùng với
công tác quản lý, bảo vệ thì việc trồng và phát triển rừng cũng đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Trong năm 2017, ngành Nông nghiệp tỉnh đã phát động Tết trồng
cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu. Các đơn vị đã nhận
và trồng 191.400 cây phân tán (15.000 cây Sao đen, 26.400 cây Dầu rái và
150.000 cây Keo lai) theo kế hoạch; ngoài ra trồng rừng bổ sung 344,860 ha;
trồng rừng thay thế 34,57 ha; trồng rừng thí điểm (rừng ngập mặn) 03 ha; trồng
cây chết do nắng hạn 81.972 cây; chăm sóc rừng các năm 666,79 ha; hoàn thành Đề án giống cây lâm nghiệp năm 2017; rà soát, thống kê và tổ
chức kiểm tra 100 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên
địa bàn tỉnh; tổ
chức tập huấn công tác quản lý giống cây lâm nghiệp cho các đối tượng: Hạt Kiểm
lâm, các đơn vị chủ rừng, cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống; xác nhận nguồn gốc giống cho: Keo lai (4,3 triệu hom; 2,2 triệu cây mô;
1,3 triệu cây hom; 0,98ha vườn, rừng giống cây đầu dòng), Bạch đàn (393.000 cây
từ hạt; 585.000 cây mô), Dầu con rái (500 kg hạt; 35.000 cây con), Dầu song
nàng (300 kg hạt; 3.500 cây con), Sao đen (49kg hạt; 50.000 cây con; 4,4 ha
rừng giống), Tếch (337kg hạt), Ươi (20.000 cây con), Huỷnh (32.000 cây con) cho
tổ chức, cá nhân đủ điều kiện quy định.
Đoàn viên thanh niên tham gia trồng cây.
Theo đánh giá của
ngành nông nghiệp, công tác
quản lý bảo vệ rừng đã có sự chuyển biến tích cực; giữ ổn định diện tích, trữ lượng và độ che phủ của rừng. Các cấp,
ngành thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc thực hiện công tác quản
lý bảo vệ rừng, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình
hình phá
rừng và chống người thi hành công vụ. Các vụ vi phạm
trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản giảm về quy mô và mức độ
vi phạm; được phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định; Phương án Phòng cháy
chữa cháy rừng được thực hiện đúng tiến độ, kịp thời; tình hình phá rừng, khai
thác rừng trái phép, cháy rừng trên đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng tuy có xảy
ra nhưng cũng đã được phát hiện, xử lý kịp thời nên thiệt hại về rừng không
đáng kể; các đơn vị chủ rừng tiếp tục củng cố kiện toàn nhân sự ở các phân
trường, chốt, trạm bảo vệ rừng phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của
đơn vị; tình hình dân cư và các hoạt động sử dụng đất trong lâm phận được quản
lý kiểm soát ngày càng chặt chẽ; thực hiện tốt kế hoạch phát triển rừng, tỷ lệ
che phủ của rừng giữ vững; Ý thức, trách nhiệm của
các ngành, các cấp và người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn
thiên nhiên đã được nâng cao; thu hút sự tham gia tích cực của người dân đối
với việc bảo vệ rừng; Việc mua bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh lâm sản được quản lý chặt chẽ; khắc phục tình trạng lợi dụng hợp thức hóa gỗ không có nguồn gốc hợp
pháp thành hợp pháp, mua bán hóa đơn, quay vòng hồ sơ.
Tuy nhiên, bên cạnh
đó còn có những tồn tại, khó khăn nhất định, đó là tình trạng vi phạm về quản lý,
bảo vệ rừng vẫn xảy ra, các đơn vị chủ rừng còn gặp khó khăn trong việc truy
bắt quả tang các đối tượng vi phạm; Phương tiện, thiết bị chữa cháy còn thiếu,
thô sơ; Công tác trồng rừng thay thế gặp khó khăn do các
quyết định giao
đất của UBND tỉnh trong khoảng thời gian từ năm 2006-2015 không có nội dung yêu
cầu các chủ dự án phải trồng rừng thay thế; khó khăn trong việc liên hệ với các
chủ dự án để hướng dẫn và yêu cầu trồng rừng thay thế; Việc quản lý trại nuôi động vật hoang dã còn thiếu những quy trình, tiêu
chuẩn hướng dẫn gây nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là tiêu chuẩn chung về
điều kiện gây nuôi áp dụng cho một số loài; Công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân tham gia bảo vệ rừng đã được tăng cường nhưng nội dung và hình thức
tuyên truyền còn hạn chế. Mặt khác nhận thức của một số bộ phận người
dân, nhất là người đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa hạn chế, hoặc tuy
có nhận thức nhưng do đời sống khó khăn nên vẫn tiếp tục phá rừng
hoặc tiếp tay, làm thuê cho bọn đầu nậu...
L.V