Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch
Các địa phương có số mắc sốt
xuất huyết tăng so với cùng kỳ năm 2016 như các huyện: Nhơn Trạch, Trảng Bom,
Long Thành, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Tân Phú và thành phố Biên Hòa.
Theo ông Bạch Thái Bình,
Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, sở dĩ bệnh sốt xuất huyết năm 2017 tăng
là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ tăng cao, mùa mưa đến sớm,
kéo dài tạo điều kiện cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển, tồn tại cùng
lúc nhiều tuýp vi rút gây bệnh. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của công nghiệp,
hình thành những khu nha trọ chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém, dân cư tập trung
đông, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển và lây
lan.
Ngành đã tổ chức 3 vòng chiến
dịch diệt lăng quăng, vào tháng 4, tháng 7 và tháng 8 năm 2017 tại 171 xã/phường/thị
trấn. Trong chiến dịch đã vãng gia có 706.158 hộ; cấp 700 ngàn tờ rơi; có gần
697 ngàn hộ ký cam kết không có lăng quăng trong và xung quanh nhà; 209.795 dụng
cụ có lăng quăng đã được xử lý không còn lăng quăng. Tổng kinh phí thực hiện
chiến dịch là 6,5 tỷ đồng. Duy trì lực lượng cộng tác viên ở tuyến xã, phường,
thị trấn thực hiện tuyên truyền vận động các hộ gia đình thực hiện các biện
pháp phòng chống sốt xuất huyết và tham gia việc điều tra ca bệnh, xử lý ổ dịch;
Tổ chức hoạt động diệt lăng quăng lần 4 tại 74 xã, phường, thị trấn, đã vãng
gia 337.534 hộ, có 68.767 dụng cụ chứa nước có lăng quăng đã được xử lý không
còn lăng quăng.
Ngoài ra, Trung tâm Y tế dự
phòng cũng thực hiện phun hóa chất dập dịch và phối hợp với Trung tâm Y tế các
huyện tổ chức phun hóa chất chủ động dập dịch diện rộng phòng chống sốt xuất
huyết đồng thời với huy động cộng đồng tổng vệ sinh, diệt lăng quăng tại 29 lưọt
xã với tổng số hộ được xử lý phun hóa chất là 89.289 hộ.
Phun hóa chất dập dịch tại các địa bàn
Ngoài ra, hoạt động giám sát
trọng điểm được triển khai ngay từ đầu năm 2017, trong đó Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh thực hiện giám sát côn trùng hàng tháng tại 2 điểm là xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất và xã Tam An huyện Long Thành.
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã thành phố giám sát côn trùng hàng tháng tại xã
có giám sát trọng điểm theo kế hoạch; thực hiện giám sát vi rút và huyết thanh
với tổng số mẫu được lấy trong năm 2017 là 630 mẫu; Công tác xử lý ổ dịch sốt xuất huyết trong năm
2017 cũng được tăng cường, theo đó,
ngành đã xử lý 100% ổ dịch theo đúng quy định; trong đó tổ chức diệt
lăng quăng là 319 ổ (35,3%), diệt lăng quăng phối họp với phun hóa chất là 584 ổ;
Để nâng cao ý thức phòng chống
dịch cho người dân, ngành y tế cũng đã tăng cường công tác truyền thông phòng
chống dịch sốt xuất huyết. Theo đó, đã tổ
chức lễ phát động chiến dịch trong 03 vòng chiến dịch diệt lăng quăng tại 171
xã/phường/thị trấn trên toàn tỉnh, với nhiều hoạt động như mít tinh, diễu hành,
bandrol, cấp phát tờ rơi, vãng gia hướng dẫn các biện pháp phòng chông sốt xuất
huyết tới các hộ gia đình; Tổ chức truyền thông trên các phương tiện truyền
thông như báo, đài, hệ thống truyền thông cơ sở như loa phát thanh địa phương,
xe tuyên truyên lưu động; Tổ chức mít tinh hưởng ứng “Ngày Asean phòng chống sốt
xuất huyết” lần thứ 7 tại huyện Nhơn Trạch với trên 500 người tham gia, 50 xe
ôtô tuyên truyên diễu hành.
Công tác phòng chống dịch bệnh
do vi rút Zika được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Ngay từ đầu năm 2017 Trung
tâm Y tế Dự phòng đã xây dựng kế hoạch triển khai phòng chống bệnh do vi rút
Zika tại Đồng Nai năm 2017 và trình UBND tình phê duyệt; Ngành cũng triển khai
lấy mẫu xét nghiệm giám sát chủ động tại tất cả các bệnh viện đa khoa và Trung
tâm y tế tuyến huyện có thực hiện chức năng khám chữa bệnh; Tăng cường giám sát
mật độ muỗi và lăng quăng, đặc biệt tại những vùng trọng điểm sốt xuất huyết.
Chủ động tổ chức diệt lăng quăng và phun hóa chât diệt muỗi nhằm ngăn chặn dịch
do vi rut Zika và sốt xuất huyết bùng phát.
Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh
Ông Bạch Thái Bình cho biết
thêm, ngay sau khi nhận thông tin trường hợp bệnh có xét nghiêm dương tính với
vi rút Zika Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối họp cùng Trung
tâm Y tế tuyến huyện khoanh vùng và xử lý ổ dịch quy mô toàn khu phố/ấp theo
đúng quy định của Bộ Y tế trong vòng 24h.
Hoạt động phòng chống bệnh
tay chân miệng cũng được ngành y tế Đồng Nai chú trọng, theo đó, ngay từ đầu
năm Sở Y tế đã phê duyệt kế hoạch phòng chống bệnh tay chân miệng và triển khai
thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh với mục tiêu chủ động dự báo và phát hiện sớm
ca bệnh, bao vây và xử lý kịp thòi các ổ dịch; hạn chế số mắc, chết không để dịch
lan rộng, kéo dài. Năm 2017 cũng bắt đầu
chính thức áp dụng Thông tư 54/2015/TT-BYT hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo
và khai bao bệnh dịch bệnh truyền nhiễm, ca bệnh được các bệnh viện nhập trực
tuyên vào phần mềm, ghi nhận và xử lý cả ca ngoại trú nên số ca bệnh cũng như ổ
dịch tay chân miệng tăng cao so với năm 2016. Hoạt động giám sát và xử lý ổ dịch
tay chân miệng cũng được thực hiện theo đó, trong năm 2017, đã xử lý 1.170 ổ dịch/1170
ổ dịch xác minh (100%), đạt so với chỉ tiêu kế hoạch đầu năm; Tuy nhiên, đối tượng
đích chủ yếu nằm ngoài cộng đông, chỉ có 18 ổ dịch ở trường mầm non; số nhà trẻ,
mẫu giáo tự phát và ngoài công lập chưa quản lý khá nhiều cùng với ý thức và thực
hành của người dân về vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh
dịch chưa tốt nên hiệu quả công tác phòng chống bệnh tay chân miệng còn thấp. Đồng
thời, thực hiện xử lý ổ dịch tay chân miệng bằng phun hóa chât Cloramin B nhằm ngăn chặn dịch
bùng phát và lan rộng.
Công tác truyền thông phòng
chống dịch được thực hiện thường xuyên thông qua việc phối hợp Báo Đồng Nai, Đài
Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai thực hiện truyền thông về bệnh tay chân miệng
trong chuyên đề “Sức khỏe cho mọi người”; Phối hợp Trung tâm Truyền thông giáo
dục sức khỏe tỉnh thường xuyên đưa tin bài truyền thông về bệnh tay chân miệng
và các hoạt động phòng chông dịch bệnh Tay chân miệng.
Diệu Linh