Đồng Nai là một tình công nghiệp xếp hàng thứ 4 của cả nước, là một địa phương có nhiều ngành nghề truyền thống như: nghề đúc gang - đồng ở huyện Vĩnh Cửu, nghề gỗ mỹ nghệ huyện Trảng Bom, huyện Xuân Lộc, gỗ gia dụng phường Tân Hòa, gốm sứ ở xã Hóa An, chế tác đá ở phường Bửu Long – Thành phố Biên Hòa, nghề dệt thổ cẩm ở huyện Tân Phú, nghề tre trúc trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, nghề mây tre đan lát huyện Định Quán... Hầu hết các nghề truyền thống này có lịch sử phát triển từ lâu đời và được duy trì cho tới ngày hôm nay, đã góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội và tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giảm khoảng cách thu nhập giữa thành thị - nông thôn và góp phần thực hiện có hiệu quả lộ trình xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn.
Trong
những năm qua phát triển nghề, nghề truyền thống của Tỉnh đã có sự chuyển biến
tích cực không chỉ về nhận thức của các cấp, các ngành mà còn có sự tham gia
tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành nghề cùng với sự
năng động sáng tạo của nhân dân, nên nghề và nghề truyền thống đã dần được khôi
phục, củng cố và ngày càng phát triển. Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi
phục và phát triển mạnh như: nghề gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ, tre trúc, gốm sứ,
mây tre đan, đá mỹ nghệ…, đem lại bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, đời sống của
người lao động được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao
động, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn
hoá dân tộc.
Nghề điêu khắc đá tại phường Bửu Long (Biên Hòa)
Tuy nhiên, phát triển nghề, nghề truyền thống vẫn còn mang tính tự
phát, hoạt động thiếu quy hoạch. Gần 80% các cơ sở không đủ điều kiện để đầu tư
mở rộng sản xuất, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu nguyên liệu tại chỗ,
vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung
cấp nguyên liệu, phụ liệu. Sự liên kết giữa các làng nghề, nghề truyền thống,
nghệ nhân, thợ thủ công và các doanh nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo nghề,
cung cấp thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm chưa được chặt chẽ. Thị trường
tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, một mặt do các sản phẩm thủ công còn đơn
điệu về mẫu mã, chất lượng chưa cao, hầu hết sản phẩm chưa có thương hiệu nhãn
mác hàng hoá nên sức cạnh tranh kém và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, chưa
khai thác được thế mạnh của thị trường trong nước, mặt khác do thiếu thông tin
thị trường, thiếu các trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm. Việc giữ gìn,
tôn vinh và tuyên truyền bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh trong các sản phẩm
truyền thống chưa được coi trọng. Môi trường bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng và dịch
vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ. Nguyên nhân cơ bản của các tồn tại trên một
mặt do tác động của kinh tế thị trường, mặt khác do chúng ta chưa có chương
trình, kế hoạch cụ thể về việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề của tỉnh.
Để đa dạng
bản sắc của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tồn tại và phát triển
được trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, việc
tổ chức lại, sắp xếp lại các cơ sở, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ sản xuất
ngành nghề truyền thống phân tán tập trung thành làng, thành khu, cụm, làng nghề
sản xuất tập trung là một chủ trương đúng đắn của tỉnh, nhằm giúp các cơ sở
làng nghề phát triển sản xuất trên cơ sở cung ứng nguyên vật liệu đầu vào ổn định,
phát triển quy mô, năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là
giảm thiểu tối đa vấn nạn ô nhiễm môi trường. Xây dựng thương hiệu và quảng bá
sản phẩm ra thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Lồng ghép sản xuất
sản phẩm làng nghề truyền thống với phát triển các điểm du lịch thông qua hệ thống
shoroom trưng bày các sản phẩm của làng nghề nhằm tăng cường công tác giới thiệu
và quảng bá sản phẩm đặc trưng của từng làng nghề truyền thống ra thị trường
trong và ngoài nước.
Khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giúp tạo việc làm ổn định cho khu vực nông thôn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Xác định
mục tiêu là tiếp tục duy trì, phát triển và bảo tồn các ngành nghề, làng nghề truyền thống kết hợp với mục tiêu
phát triển quy mô đầu tư, mở rộng sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
bền vững, thân thiện với môi trường, đồng thời phát triển những sản phẩm có nét
văn hoá độc đáo riêng của từng địa phương kết hợp với sử dụng nguồn lao động tại
chỗ, gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn
mới. UBND tỉnh đã phê duyệt các đề án liên quan đến các lĩnh vực ngành nghề
truyền thống trên địa bàn tỉnh như: đề án Đề án Khôi phục và phát triển nghề dệt
thổ cẩm của người dân tộc Châu Mạ, xã Tà Lài, huyện Tân Phú; Đề án Khôi phục và
phát triển nghề đúc gang xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu; Đề án duy trì và phát
triển nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Trảng Bom; Đề án phát triển nghề mây
tre đan trên địa bàn huyện Định Quán, Đề án duy trì và phát triển nghề sản xuất
tre trúc tập trung và đề án đúc gang trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu.... Sau khi
các đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Công Thương đã hết sức quan tâm chỉ đạo
các phòng, ban trực thuộc Sở và Trung tâm Khuyến công phối kết hợp với các Sở,
ban ngành của tỉnh và các địa phương nơi có dự án đẩy mạnh công tác hỗ trợ,
tuyên truyền và vận động các cơ sở, doanh nghiệp tham gia ổn định sản xuất theo
cụm nghề quy hoạch.
Nhìn
chung các đề án đã và đang được triển khai thuận lợi, một số dự án thuộc đề án
đã hoàn thành và đi vào hoạt động và một số dự án đang triển khai xây dựng hạ tầng
kỹ thuật, cụ thể như: Cụm làng nghề dệt thổ cẩm ở xã Tà Lài - huyện Tân Phú đã
đi vào hoạt động vào đầu năm 2012; Cụm làng nghề mây tre đan xã Gia Canh – huyện
Định Quán hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và được nghiệm thu vào tháng 12/2014; Cụm
gỗ mỹ nghệ Trảng Bom hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và nghiệm thu công trình vào
tháng 10/2015; Cụm nghề đúc gang huyện Vĩnh Cửu hoàn thành giai đoạn I và được
nghiệm thu vào tháng 9/2016, hiện đang triển khai giai đoạn II.Các dự án triển
khai đều được sự hỗ trợ tài chính từ nguồn nhân sách tỉnh. Cụ thể hỗ trợ mức tối
đa 350 triệu đồng/dự án cho công tác tư vấn lập quy hoạch chi tiết xây dựng và
hỗ trợ 60% tổng mức đầu hạ tầng/dự án.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường
Hàng
năm Trung tâm Khuyến công Đồng Nai đã tích cực phối hợp với các địa phương, các
cơ sở/doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tuyên truyền các chính sách hỗ trợ,
khuyến khích các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp đầu tư và mở rộng quy mô sản
xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi
truờng kết hợp với tham quan học tập kinh nghiệm, tổ chức sản xuất tại các làng
nghề, cụm nghề truyền thống ở các tỉnh bạn, qua đó quảng bá và phát triển các
làng nghề có sản phẩm mang tính đặc trưng của tỉnh nhằm tăng sức cạnh tranh
trên thị trường; Đồng thời đẩy mạnh việc liên doanh liên kết tìm kiếm thị trường,
giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm, một mặt lồng ghép các chính sách hỗ trợ và
giải pháp để phát triển đời sống văn hóa ở cơ sở như: xóa đói, giảm nghèo, đào
tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn, xây dựng xã nông thôn mới… góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trong những
năm tiếp theo. Ngoài ra công tác tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp,
quản lý doanh nghiệp và đào tạo lao động có tay nghề, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất
cũng như tiếp cận các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cũng được Trung tâm hết sức
quan tâm triển khai thực hiện. Hàng năm Trung tâm Khuyến công đều xây dựng kế
hoạch hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phối kết hợp
đoàn tham quan khảo sát và học tập kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất kinh
doanh điển hình tiên tiến của các tỉnh bạn, từ đó tạo điều kiện để các cơ sở sản
xuất công nghiệp nông thôn giao lưu, học tập kinh nghiệm trong tổ chức điều
hành sản xuất, phát triển sản phẩm, đồng thời trao đổi, tìm kiếm nguồn nguyên
liệu cũng như đầu ra cho sản phẩm… nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới hợp
tác kinh tế và tham gia các hiệp hội ngành nghề thúc đẩy phát triển sản xuất.
Để tiếp
tục vận động, tuyên truyền và mời gọi các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa
bàn tỉnh tham gia sản xuất tập trung tại các cụm, điểm nghề đã được quy hoạch
và xây dựng nhằm ổn định sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Trung tâm
Khuyến công hướng tới sẽ tiếp tục tăng cường công tác hỗ trợ tư vấn cơ sở/doanh
nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị; Thực hiện các chính sách tài chính
tín dụng, khoa học công nghệ nhằm từng bước mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao
chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác tập huấn các lớp như: lập kế hoạch
kinh doanh, tăng cường khả năng kinh doanh và các chuyên đề khác phù hợp với
nhu cầu của cơ sở/doanh nghiệp, đồng thời tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để
các cơ sở/doanh nghiệp nắm bắt thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động
sản xuất, cũng như tăng cường sự liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác, nhằm bổ sung
những khiếm khuyết trong quá trình hoạt động, cũng như tăng cường khả năng và
điều kiện để phát triển kinh doanh, thúc đẩy nhanh các mối quan hệ kinh tế hợp
tác đa phương, đặc biệt chú trọng đến thị trường nước ngoài nhằm tăng giá trị
xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh nhà.
Phương Linh
|