Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
​Phát triển thanh toán điện tử   02-08-2019
Theo lập luận chung của các doanh nghiệp viễn thông, việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam những năm qua diễn ra khá chậm, trong khi thế giới đã đi trước từ rất lâu. Tuy vậy, với những tiện ích của loại hình thanh toán không tiền mặt, đây sẽ là xu hướng phát triển tất yếu trong thơi gian tới. Tại Đồng Nai, tỷ lệ sử dụng các loại thẻ điện tử trong giao dịch mua bán hàng ngày liên tục gia tăng trong thời gian gần đây.


Hiện 40% dân số Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn có tới 90% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, và 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100.000 đồng. Tuy vậy, tỷ lệ giao dịch hàng ngày sử dụng thẻ điện tử đang dần gia tăng. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 64.160 nghìn giao dịch, tăng 23,23% về số lượng giao dịch và tăng 17,63% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tháng đầu năm 2019, toàn quốc có hơn 18.700 máy ATM, tăng 4,25% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện đã lắp đặt ở hầu hết các chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công như bệnh viện, trường học…


 Dùng thẻ điện tử khi mua sắm, giao dịch đang dần được nhiều người lựa chọn 

Ông Phạm Quốc Bảo, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai cho rằng, việc thanh toán không dùng tiền mặt mang lại rất nhiều lợi ích như: Tiết kiệm thời gian của bên trả và bên thu tiền, giảm bớt thời gian đợi chờ tới lượt thanh toán; đảm bảo tính an toàn so với sử dụng tiền mặt (hạn chế mất cắp, cướp giật…); Tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt chi phí phát hành và lưu thông tiền như: chi phí in, kiểm đếm, vận chuyển tiền, thời gian kiểm tiền, bảo quản. Việc thanh toán phi tiền mặt còn giúp kiểm soát và phát hiện các thanh toán phạm pháp.

Trong thời gian qua, để thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt, nhiều công ty fintech (công nghệ tài chính) và ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như: giảm giá thành sản phẩm, giảm giá cước sử dụng dịch vụ… khi thanh toán qua thẻ hay ví điện tử, điều này có lợi cho người mua sắm. Ngoài ra, để khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều siêu thị, trung tâm thương mại... trên địa bàn tỉnh cũng đã mở rộng thêm nhiều hình thức thanh toán như: hỗ trợ thanh toán bằng thẻ của hầu hết các ngân hàng; các chính sách tích điểm, hoàn tiền, giảm giá, ưu đãi khi sử dụng thẻ của các ngân hàng liên kết; tích hợp thẻ thành viên với các loại thẻ ngân hàng; áp dụng các ứng dụng thanh toán tiêu dùng thông qua các ứng dụng tích hợp trong điện thoại thông minh...

Ông Trang Phúc, Trưởng phòng Marketing của Co.opmart Biên Hòa cho biết, siêu thị có khoảng 10 máy POS để hỗ trợ khách hàng sử dụng phương thức thanh toán bằng các loại thẻ ngân hàng.

 Thanh toán bằng thẻ cũng như các phương thức giao dịch phi tiền mặt cũng là lựa chọn của nhiều khách hàng tại Đồng Nai. Chị Vũ Thị Thu, ngụ tại khu phố 2, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa cho biết, hiện chị chọn phương thức thanh toán không tiền mặt trong nhiều giao dịch hàng ngày như: Thanh toán cước phí điện, nước, internet, truyền hình cáp và mua sắm tại siêu thị và cửa hàng tiện dụng và cả đi lại trên xe buýt. Theo chị: “Công ty trả lương cho mình qua thẻ, mình chỉ việc đăng ký với ngân hàng để thanh toán các loại cước phí cố định. Dùng luôn thẻ ATM để mua sắm sinh hoạt hàng ngày tại của hàng tiện lợi. Vừa hạn chế được việc rút tiền mặt lại tiết kiệm được thời gian, chi phí. Trước đây, việc thanh toán tiền điện nước bằng tiền mặt có nhiều bất lợi, phải mất thời gian đến công ty hoặc các điểm thu hộ để đóng. Có khi mải làm quên đóng còn bị báo cắt điện.”

Tuy vậy, để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng các loại hình thanh toán qua thẻ điện tử, hướng đến xã hội không tiền mặt thì cần một lộ trình nhất định. Theo đó, các cấp, ngành và khối tư nhân cần hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung, tích hợp và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, có cơ chế tài chính cho phép đơn vị cung ứng dịch vụ công được trả phí không dùng tiền mặt. Quan trọng hơn, cần có phối hợp đồng bộ trong việc chung tay góp phần thay đổi thói quen trong chi tiêu của người dân, tăng cường bảo mật cũng như tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho các phương thức giao dịch không tiền mặt.

Diệu Linh 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập