Đề án nhằm mục tiêu định hướng chính sách hỗ trợ chuyển giao,
làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các
công nghệ nguồn, công nghệ cao, công nghệ nền tảng nhằm nhanh chóng đổi mới
công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ, năng lực công nghệ so với các nước
tiên tiến trong khu vực và thế giới, góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó một số ngành,
lĩnh vực có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất
các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và tăng cường bảo đảm an ninh - quốc phòng.
Đề
án phấn đấu hoàn thiện cơ chế chính sách, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam
góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; tập trung phát
triển một số ngành ưu tiên như: thông tin và truyền thông, công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, tài nguyên và môi trường. Trong đó
chú trọng một số lĩnh vực: công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện
tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông, lâm,
thủy sản; công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng; công nghệ môi trường, chống
biến đổi khí hậu; dược phẩm, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Các địa phương chú trọng tập trung ứng dụng chuyển giao kỹ thuật và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
Vừa
qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã triển khai kế hoạch “Triển khai thực hiện Quyết định
số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm
chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực
ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030’’ nhằm quán triệt thực
hiện nghiêm túc triển khai Quyết định số 1851 của Thủ tướng Chính phủ đồng
thời nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước và đẩy mạnh công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức về hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công
nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Chủ động tăng cường phối hợp giữa các Sở, ban,
ngành, địa phương về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của pháp
luật bảo đảm sự thống nhất và không chồng chéo.
Kế
hoạch của UBND tỉnh yêu cầu: chuyển giao, làm chủ công nghệ phải đảm bảo nâng
cao hiệu quả kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của đất nước, rút
ngắn khoảng cách giữa nước ta và thế giới. Quá trình chuyển giao và làm chủ,
phát triển công nghệ đồng thời cũng là quá trình gắn khoa học – kỹ thuật với sản
xuất kinh doanh được thực hiện một cách linh hoạt, lựa chọn trên cơ sở căn cứ
khoa học. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được
giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả các mục
tiêu, nhiệm vụ cũng như tăng cường công tác báo cáo, kiểm tra tình hình hoạt động
về hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ.
Để
triển khai các nội dung thực Kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ
chủ trì tổng hợp kế hoạch triển khai Đề án của các sở, ngành, địa phương. Chủ
trì thống kê, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về công nghệ và thiết bị,
thông tin về chuyển giao công nghệ các ngành, lĩnh vực ưu tiên làm cơ sở dữ liệu
về công nghệ, chuyển giao công nghệ cho tỉnh. Xây dựng kế hoạch, dự toán ngân
sách cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tìm kiếm thông tin công nghệ, bí
quyết công nghệ và chuyển giao, làm chủ phát triển công nghệ từ nước ngoài vào
Việt Nam thuộc các chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Các sở, ngành
liên quan phối hợp thực hiện công tác tham mưu xây dựng quy định, cơ chế đặc
thù thu hút công nghệ cao, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài theo lĩnh vực ưu
tiên của từng ngành.
Riêng
các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chú trọng tập trung ứng dụng
chuyển giao kỹ thuật và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp
công nghệ cao và bảo quản chế biến nông sản. Trong đó, ở lĩnh vực nông nghiệp
công nghệ cao ưu tiên cho công nghệ chọn tạo, nhân giống cây trồng vật nuôi như
công nghệ ứng dụng ưu thế lai, công nghệ sinh học…công nghệ trồng trọt, chăn
nuôi ưu tiên cho công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình trồng trọt thu hoạch
các loại cây trồng trong nhà lưới, công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo
VietGap, GlobalGap, công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình chăn nuôi. Ở
lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản ưu tiên cho công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh,
công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất thụ etylen, công nghệ tạo màng bảo
quản rau, củ, quả, công nghệ lên men…
Diệu Linh