Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ca cao do Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức thực hiện đang phát huy hiệu quả.
Hiệu quả tốt cho cả doanh nghiệp và nông dân
Sầu
riêng là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Xuân Lộc với diện tích hiện
nay khoảng 380 ha và tập trung nhiều tại 2 xã Xuân Định và Bảo Hòa. Ngoài diện
tích lớn, trồng tập trung, chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng,
theo đánh giá thì điều kiện tự nhiên của xã Xuân Định cũng rất phù hợp để phát
triển cây sầu riêng như đất đỏ bazan phì nhiêu, màu mỡ, điều kiện
thời tiết khá thuận lợi.
Đây là những điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách phát triển hợp tác,
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và xây dựng cánh đồng lớn.
Bà Đặng Thị Thúy Nga, Giám đốc Hợp
tác xã Thương mại Dịch vụ Nông nghiệp Xuân Định (chủ Dự án cánh đồng lớn liên
kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm sầu riêng VietGAP), cho biết tổng diện
tích cây sầu riêng trên địa bàn xã Xuân Định hiện nay vào khoảng gần 250 hécta;
năng suất
bình quân đạt 17-20 tấn/ha; hiệu quả kinh tế đạt khoảng 400 triệu/ha (sau khi
đã trừ các khoản chi phí).
“Nhờ phát triển diện tích tập trung,
nên từ năm 2016, cây sầu riêng Xuân Định đã được tỉnh chọn triển khai thực hiện
Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm sầu riêng theo
tiêu chuẩn VietGAP, với thời gian thực hiện dự án là 7 năm. Dự án đã tạo mối liên
kết bền vững giữa người nông dân với Hợp tác xã và doanh nghiệp tiêu thụ, từ đó
giúp các hộ trong vùng dự án giảm áp lực đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, kỹ thuật chăm sóc, đồng thời yên tâm với đầu ra của sản phẩm, không còn bị
tư thương ép giá, hiệu quả kinh tế được nâng cao”, bà Nga chia sẻ.
Theo
UBND tỉnh, sau thời gian triển khai thực hiện chính khuyến khích phát triển hợp
tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hiện trên địa bàn
tỉnh đã có 16 chuỗi liên kết được UBND tỉnh phê duyệt với 12 doanh nghiệp và 16
HTX tham gia liên kết, với tổng diện tích trên 3,4 ngàn ha. Trong thực hiện đã
xuất hiện nhiều mô hình liên kết đem lại hiệu quả khá tốt cho cả doanh nghiệp
và người nông dân như: Dự án cây ca cao
của Công ty TNHH ca cao Trong Đức; Dự án cây bắp của huyện Cẩm Mỹ; Dự án cây sầu
riêng huyện Xuân Lộc; Dự án cây điều huyện Trảng Bom; Dự án cây lúa tại huyện
Xuân Lộc…Số dự án đi vào hoạt động đã tổ chức tiêu thụ được 52.729 tấn sản phẩm
các loại, cho trên 3 ngàn hộ nông dân. Một số sản phẩm tham gia liên kết đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao so với sản xuất truyền thống như: mô hình ca cao; mô hình cây sầu riêng; mô hình trên cây lúa...
Sản phẩm sầu riêng Xuân Định đã khẳng định được thương hiệu khi tham gia dự án liên kết.
Ông Đặng Tường Khanh, Giám đốc Công
ty TNHH ca cao Trọng Đức, cho biết để phát triển cây ca cao theo hướng bền vững,
từ năm 2014, UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Dự án cánh đồng lớn hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ ca cao tại các huyện Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất
do Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức làm chủ đầu tư. Chỉ
sau gần 2 năm triển khai, công ty đã phát triển được vùng nguyên liệu khoảng
214 ha. Đặc biệt, trên địa bàn các huyện Thống Nhất, Tân Phú, Trảng Bom, Xuân
Lộc, Định Quán, công ty đã xây dựng được hơn 150 ha ca cao đạt chứng nhận UTZ
(chứng nhận sản xuất tốt cho cây ca cao). Trong kế hoạch giai đoạn từ 2016 -
2020, công ty dự kiến phát triển khoảng 1.000 ha ca cao. Hiện Công ty ca cao
Trọng Đức chế biến khoảng 40 tấn sản phẩm từ ca cao mỗi tháng. Các sản phẩm chế
biến từ ca cao của công ty chủ yếu gồm: chocolate đắng, sữa, hạt điều, hạnh
nhân và bột ca cao... Ngoài tiêu thụ trong nước, sản phẩm của công ty đã xuất
khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Đến năm 2020 xây dựng
mới 52 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm
Theo
Kế hoạch số 9823/KH-UBND của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, thì mục tiêu là đến năm 2020, tỉnh sẽ xây dựng mới 52 dự
án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên các cây trồng và vật nuôi
chủ lực.
Mục
tiêu chung của kế hoạch là nhằm xây dựng chuỗi liên kết theo 03 trục nông sản
trụ cột của tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp nhu cầu thị trường và thích ứng
với biến đổi khí hậu: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm cấp tỉnh và
nhóm đặc sản địa phương; Đẩy mạnh phát triển một số ngành hàng, sản phẩm quan
trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như: lúa, bắp, đậu, mì, mía, xoài, bưởi, sầu
riêng, chôm chôm, chuối, mít, thanh long, bơ, cam, quýt, cà phê, điều, cao su,
tiêu, vịt, chim cút, heo, gà, tôm thẻ chân trắng, tôm cành xanh, cá; Xây dựng kế
hoạch lồng ghép các mô hình khuyến nông đối với các dự án liên kết; Mời gọi các
doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia xây dựng 52 dự án liên kết sản xuất gắn
với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của 15 loại cây trên địa bàn tỉnh với diện
tích 3.389,37 ha. Trong đó có chuỗi chăn nuôi (8.000 con), 01 chuỗi giết mổ
(100 con/ngày), 01 chuỗi thủy sản (01 ha).
Trong
đó, mục tiêu cụ thể là trong năm 2019 sẽ xây dựng mới 35 chuỗi liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ sản phẩm (Dự án) trên địa bàn 7 huyện và TP.Long Khánh. Đến
năm 2020, tiếp tục giữ vững và tăng chất lượng các dự án đã được UBND tỉnh phê
duyệt, đồng thời xây dựng mới 17 chuỗi trên địa 7 huyện và TP.Long Khánh.
Minh
Thư