Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
Sử dụng dịch chiết lá cây hoa sữa để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học   11-09-2019
Quan sát thấy cây hoa sữa phát triển mà không bị sâu bệnh tấn công và gây hại, em Nguyễn Thị Ngọc Bích và Nguyễn Thị Mỹ Lệ, học sinh lớp 12C11 trường THPT Võ Trường Toản, huyện Cẩm Mỹ đã tìm hiểu, phát hiện và thử nghiệm được thành phần dịch chiết từ lá của cây hoa sữa có khả năng tiêu diệt sâu tơ hại rau ăn lá.

 

NN14.png

 

 Bảng thể hiện kết quả tiêu diệt sâu tơ của lá cây hoa sữa
Em Nguyễn Thị Ngọc Bích chia sẻ, những loại cây trồng nói chung và các loại rau ăn lá nói riêng thường bị sâu bệnh tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của nông sản, trong đó, sâu tơ là loại sâu bệnh có mức độ gây hại rất nghiêm trọng, tính kháng thuốc trừ sâu cao, vì thế giảm chất lượng của nông sản.

Để diệt sâu tơ, người nông dân thường dùng thuốc trừ sâu hóa học. Nhưng theo thói quen sản xuất, thuốc hóa học thường bị lạm dụng, thời gian cách ly ngắn khiến sản phẩm rau bán ra thị trường không được an toàn, gây hệ lụy cho môi trường, vật nuôi, hệ sinh thái, đặc biệt là con người với lượng tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên rau, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nhằm giảm bớt tác động xấu cho cây trồng và môi trường, ngành nông nghiệp đang thực hiện lộ trình từng bước loại bỏ hóa chất độc hại ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Ðồng thời, tăng dần tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học an toàn với con người và môi trường.

Cây hoa sữa hay còn gọi là mò cua, mò cua (tên khoa học là Alstonia scholaris) là một loài thực vật nhiệt đới thường xanh thuộc chi Hoa sữa, họ La bố ma (Apocynaceae). “Quan sát và nhận thấy cây hoa sữa phát triển mà không bị sâu bệnh tấn công và gây hại, chúng em đã tự hỏi liệu trong cây hoa sữa có chứa một loại chất có thể trừ được sâu bệnh và chất này có thể được sử dụng để làm thuốc bảo vệ thực vật được hay không. Để trả lời cho câu hỏi của mình, chúng em đã tự tìm hiểu và thử nghiệm” - Em Nguyễn Thị Ngọc Bích cho biết.

NN0.png
Thí nghiệm khảo sát sơ bộ về khả năng phòng trừ sâu tơ của lá cây Hoa sữa

Đầu tiên, Bích và Lệ tiến hành khảo sát sơ bộ khả năng phòng trừ sinh học đối với sâu tơ bằng cách thả 10 lá non của cây hoa sữa và 20 sâu tơ vào hộp đựng thoáng khí. Kết quả, sau khi ăn lá hoa sữa, sâu có một số biểu hiện không bình thường như: di chuyển nhanh bò lên nắp hộp và tìm nơi ẩn nấp, sau 24h đa số sâu tơ hoạt động chậm chạp, cơ thể chuyển màu và chết. Nguyễn Thị Mỹ Lệ cho hay: “sau khi nhận định lá cây hoa sữa có khả năng phòng trừ sâu tơ, chúng em đã mang lá và vỏ cây hoa sữa lên Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh nhờ xác định thành phần của cây hoa sữa.

Kết quả thành phần hóa học của dịch chiết lá cây hoa sữa trồng ở Đồng Nai cho thấy 4 cấu tử Alcaloid được định danh, trong đó 2 cấu tử chiếm tỷ lệ cao là: N4-methylscholaricine (2,38%) và Akuammidine (1,93%). Đồng thời dịch chiết Alcaloid của vỏ cây hoa sữa chứa 7 cấu tử, trong đó N4- methylscholaricine (9,55%) và Isomer of pierinine (8,24%). Từ kết quả đó, tác giả đã lựa chọn dịch chiết lá để thử nghiệm hoạt tính phòng trừ sâu tơ.
Kết quả hiệu lực tiêu diệt sâu tơ của dịch chiết lá cây hoa sữa so với đối chứng methanol là khác nhau và tỷ lệ sâu chết ở các nồng độ có sự khác nhau qua các thời điểm. Ở dịch chiết 15% thì sau 48h xử lý, tỷ lệ sâu chết đạt 40,28%; ở dịch chiết 30% thì sau 48h xử lý thì tỷ lệ sâu chết đạt 83,80%. Nồng độ dịch chiết càng tăng thì tỷ lệ sâu chết càng tăng.
NN15.png
Nhóm tác giả giới thiệu về kết quả nghiên cứu của mình
“Kết quả bước đầu cho thấy dịch chiết chứa Alcaloid từ lá cây hoa sữa có ảnh hưởng đến tỷ lệ chết và tính ngán ăn của sâu tơ trong điều kiện phòng thí nghiệm, do đó chúng em kết luận rằng có thể sử dụng dịch chiết chứa Alcaloid từ lá cây hoa sữa để diệt ấu trùng sâu tơ.” – Nguyễn Thị Mỹ Lệ khẳng định.

Với sự phát hiện này, nhóm tác giả mong rằng sẽ cung cấp thêm được nguồn nguyên liệu mới, tạo tiền đề cho các nhà khoa học, các doanh nghiệp có thêm đối tượng nghiên cứu là lá cây hoa sữa để điều chế thuốc trừ sâu sinh học, phục vụ cho sản xuất nhằm ngăn ngừa hiện tượng sâu tơ kháng thuốc, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

P.Hương

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập