Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
Thiết kế, chế tạo thành công thiết bị thoát hiểm khi có hỏa hoạn tại các tòa nhà cao tầng   18-10-2019
Để góp phần hạn chế thiệt hại về người trong các vụ hỏa hoạn xảy ra tại các tòa nhà cao tầng, đặc biệt là các chung cư cao tầng, vợ chồng anh Hồ Sỹ Chương, chị Nguyễn Thị Thu Thủy, giảng viên trường Đại học Đồng Nai cùng 2 sinh viên của trường là Nguyễn Gia Khánh và Nguyễn Khánh Như đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công Thiết bị thoát hiểm hỏa hoạn.

Thiet bi thoat hiem H2.png
Sản phẩm hoàn chỉnh

Anh Hồ Sỹ Chương cho hay, trong nhiều vụ hỏa hoạn, đặc biệt là hỏa hoạn ở các tòa nhà cao tầng, các lối thoát hiểm đều bị lửa và khói bủa vây, người dân chỉ còn trông chờ vào phía lực lượng cứu hỏa. Để chủ động  và nhanh chóng thoát khỏi hỏa hoạn thì việc tự trang bị cho bản thân và gia đình một thiết bị thoát hiểm đáng tin cậy, sẵn sàng bất cứ khi nào là giải pháp tối ưu.
Trên thị trường hiện nay có một số thiết bị thoát khỏi hỏa hoạn như: ba lô thoát hiểm, ròng rọc thoát hiểm, thang dây thoát hiểm…nhưng những thiết bị này đều có nhược điểm riêng như: chỉ thoát hiểm cho một người, chỉ thoát hiểm một lượt, độ an toàn không cao, giá thành đắt…Vì thế, anh Chương đã ấp ủ ý tưởng nghiên cứu và chế tạo một thiết bị thoát hiểm hỏa hoạn mới dành cho một hoặc nhiều người khi có hỏa hoạn xảy ra tại các tòa nhà cao tầng.
 “Ý tưởng làm thiết bị thoát hiểm hỏa hoạn đã ấp ủ lâu nay và năm 2018, khi có nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra ở khu chung cư thì tháng 7/2018 đã quyết tâm và bắt tay vào làm. Sau nhiều lần chỉnh sửa, cải tiến thì đến tháng 4/2018, thiết bị thoát hiểm hỏa hoạn đã được hoàn thành và thử nghiệm thành công” - anh Chương chia sẻ.
Thiết bị có cấu tạo gồm 4 phần chính: khung sườn; mạch điện; ròng rọc tích hợp; giá định vị và gờ móc cáp. Khung sườn làm bằng inox 304, được thiết kết đảm bảo chứa được linh kiện bên trong, tính chịu lực, độ cân bằng, gọn nhẹ và tính thẩm mỹ. Trục và thanh thẳng đứng chịu được lực kéo, 2 thanh ngang nói với ống tròn chịu được lực uốn. Phần mạch điện được thiết kế có 4 chức năng chính là: đưa thiết bị đi lên; tạo ra mo-men cản khi đi xuống; nạp điện tự động cho pin khi đi xuống; chiếu sáng và phát cảnh báo khi cần. Hệ thống ròng rọc có cơ cấu truyền động thông qua hệ thống nhông xích và cơ cấu thắng đùm có thể tùy chỉnh được lực ma sát thông qua 4 dây thắng. Giá định vị và gờ móc cáp được thiết kế có thể chịu lực kéo trên 700kg, được cố định bằng 4 vít bắt tường đường kính 10mm, dài 100mm. Giá treo được thiết kế chịu được áp lực của dây cáp và đủ dài để thiết bị khi đi lên không bị va đập, đồng thời có thể tùy chỉnh độ dài sao cho phù hợp với bề dày của cửa sổ hoặc ban công.

 

Thiet bi thoat hiem H3.png
Thử nghiệm thiết bị
Khi hỏa hoạn xảy ra, muốn thoát hiểm từ trên cao thì sẽ đặt giá định vị lên cửa sổ hoặc ban công rồi đeo thiết bị vào phía trước ngực. Dây treo phải đi qua trọng tâm, tư thế người thoát hiểm sẽ hơi ngả về phía sau nếu 2 chân duỗi thắng xuống đất và ở tư thế gần như thẳng đứng khi 2 chân duỗi thẳng ra phía trước. Đây là tư thế thuận lợi khi xuống và tiếp đất. Sau đó bật công tắc nguồn và thiết bị sẽ đưa người xuống đất một cách an toàn.
Anh Chương cho biết thêm, thiết bị có những đặc điểm vượt trội so với các sản phẩm đang có trên thị trường. Cụ thể, tạo ra một cơ cấu kiểm soát tốc độ sử dụng phối hợp tay phanh và các cần tăng, giảm ma sát. Có thể thoát hiểm tối đa cho 2 người với tổng khối lượng không quá 150kg. Thiết bị được thiết kế 4 chế độ để người dùng linh hoạt sử dụng với các chức năng chính: chế độ khóa được dùng khi chuẩn bọ thoát hiểm và khi buộc phải dùng trong khi đang thoát hiểm; chế độ đi xuống thẳng đều dành cho người thoát hiểm hạn chế chức năng vận động như trẻ nhỏ, người già, người khuyết tật; chế độ điều chỉnh tốc độ được dùng khi cần thoát hiểm nhanh; chế độ đi lên để đưa thiết bị trở lại vị trí ban đầu để tiếp tục thoát hiểm cho những người còn lại.
Nói về những khó khăn trong quá trình chế tạo thiết bị, anh Chương tâm sự: “Trong quá trình làm, nhóm phải cải tiến đến chục lần bởi vất vả nhất là việc tìm kiếm vật liệu, thiết bị, linh kiện phù hợp, vừa đảm bảo chất lượng, vừa có chi phí thấp. Cuối cùng, sản phẩm đã được hoàn thiện với chi phí 4 triệu đồng”.
Sau khi chế tạo thành công, nhóm tác giả đã tiến hành các bước thử nghiệm nghiêm ngặt. Hiện nhóm tác giả đang tiến hành các thủ tục đánh giá, thẩm định độ an toàn để tiến tới sản xuất trên quy mô công nghiệp.
P.Hương

 

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập