Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Nội dung

 
​Nông dân Đồng Nai với giải nhất cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay”   25-10-2019
Vượt qua hơn 80 giải pháp của các tác giả đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, sáng chế “Máy gieo hạt và bón phân phục vụ sản xuất nông nghiệp” của tác giả Nguyễn Văn Anh, một nông dân ngụ tại ấp Bể Bạc, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ đã xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay”. Cuộc thi do Cục Công tác phía Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với các Sở Khoa học và công nghệ vùng Đông Nam Bộ tổ chức. Với tính tiện dụng, hiệu quả phục vụ cho các khâu gieo hạt – bón phân, đây xứng đáng là người bạn đồng hành của người làm nông nghiệp trên toàn quốc.

IMG_1443.JPG
Anh Nguyễn Văn Anh với sáng chế “máy gieo hạt và bón phân vụ sản xuất nông nghiệp”

Sáng chế “Máy gieo hạt và bón phân phục vụ sản xuất nông nghiệp” của anh Nguyễn Văn Anh được manh nha ý tưởng từ chính thực tế cuộc sống làm nông nghiệp của người nông dân. Anh Nguyễn Văn Anh nhớ lại, vào khoảng bắt đầu mùa mưa năm 2006, khi đó, anh và gia đình đang sinh sống và công tác tại huyện Chư Sê (Gia Lai), hàng ngày chứng kiến các bạn nhỏ lứa tuổi đến trường phải nghỉ học ở nhà phụ gia đình gieo hạt cho kịp mùa vụ, anh không khỏi băn khoăn, trăn trở. Việc nghiên cứu một chiếc máy có thể phụ người dân gieo hạt nhanh, tiết kiệm công lao động bắt đầu từ đó. Ý tưởng là vậy, nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy không ít những khó khăn, qua nhiều lần thay đi, đổi lại, mãi đến năm 2013, khi chuyển về huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai sinh sống và làm việc, ý tưởng của anh Văn mới hoàn thiện. Năm đó, lần đầu tiên anh mang sản phẩm sáng tạo của mình dự thi Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Đồng Nai và đạt giải Nhì. Sau này, sáng chế này cũng tham gia và đạt giải cao nhiều cuộc thi do Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…tổ chức.

Tuy nhiên, khi đưa vào ứng dụng thực thế, phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con nông dân, sáng chế của anh Văn bộc lộ nhiều hạn chế. Khi gieo, máy nhả hạt không đều nên khoảng cách các hàng không đều nhau, hao giống. Đối với nông dân nước ngoài, những lỗi đấy là không đáng kể khi họ gieo trồng trên diện tích rộng lớn. Thế nhưng ở Việt Nam “tấc đất” vẫn là “tấc vàng” thế nên việc gieo hạt không đều ảnh hưởng đến năng suất và hoàn toàn không thuyết phục được người dân đến với sản phẩm lỗi. Anh tiếp tục bắt tay nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm. Anh vui mừng cho biết khi đến với cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay” năm 2019, sản phẩm đã hoàn thiện, cho hạt đều, gieo được nhiều loại hạt và đặc biệt không để xảy ra tình trạng hao giống như trước nữa. Và vui mừng hơn, sản phẩm hiện đã chuyển giao thành công 2 đơn đặt hàng (mỗi đơn hàng trên dưới 100 chiếc). Nói thêm về sáng chế máy gieo hạt và bón phân phục vụ sản xuất nông nghiệp của mình, anh Nguyễn Văn Anh cho biết, máy có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm bộ phận tay lái, bánh xe, xích, bánh răng và các bộ phận chính bao gồm dụng cụ chứa phân, dụng cụ chứa hạt, dụng cụ điều chỉnh khẩu độ phù hợp với kích thước các loại hạt cần gieo và lưỡi đánh luống. Bộ phận bánh răng của xích được thiết kế làm nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với độ thưa, dày trong quá trình gieo hạt. Khi tra hạt (hoặc phân) vào khay chứa và cho xe di chuyển, khẩu độ của bộ phận tra hạt đóng mở nhịp nhàng khiến cho hạt (hoặc phân) rơi đều xuống dưới. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của máy khá đơn giản vậy nên, thoạt nhìn những khách hàng của anh Văn đều có suy nghĩ có thể “ăn cắp” ý tưởng để gia công một chiếc tương tự. Thế nhưng, kể cả khi được anh Văn hướng dẫn kỹ càng, đo vẽ kích thước chuẩn của từng chi tiết, ráp vào với nhau máy vẫn hoạt động lỗi, hạt dễ văng ra ngoài khi rơi xuống, tốc độ rơi không đều nhau hoặc nhiều vị trí cần gieo sẽ không có hạt, vì theo anh Văn “Các chi tiết cần được gia công khéo léo, chỉ cần một múi hàn thực hiện chênh sẽ khiến cho máy hoạt động không theo chuẩn được”.

anh Nguyen Van Anh.jpg
Anh Nguyễn Văn Anh nhận giải nhất cuộc thi "Sáng tạo trong tầm tay"

Hiện tại, máy gieo hạt và bón phân hỗ trợ sản xuất của anh Văn cơ bản đã hoàn thiện, hoạt động ổn định với công suất gieo hạt từ 4-5 sào/ngày (đối với những loại hạt được gieo có kích thước vừa như đậu nành, đậu phộng, bắp…) và 3-3,5 sào/ngày (đối với các loại hạt có kích thước nhỏ hơn như: vừng, rau dền, rau muống, đậu xanh…). Một hạn chế mà anh Văn nhận thấy trong sáng chế của mình hiện nay là nếu gia công hoàn toàn bằng vật liệu kim loại chống rỉ như Inox 304 thì chi phí và giá thành phải nâng lên gấp nhiều lần, do vậy, để máy có độ bền với thời gian, cần thay các chi tiết máy từ kim loại sang vật liệu nhựa. Tuy nhiên, để sản xuất các chi tiết máy bằng nhựa thì chi phí đầu tư ban đầu cần bỏ ra rất lớn, ít nhất phải ứng dụng được công nghệ in 3D cho việc chế tác khuân mẫu. Mong muốn của anh là có thể tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác với lãi suất ưu đãi tốt nhất để có thể sản xuất máy theo dây chuyền hiện đại, hàng loạt, khi đó sản phẩm đến tay người nông dân sẽ có giá tốt nhất (dưới 2 triệu đồng).


T.Quế


 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập